Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

KTC ĐỢT 2 2008-2009 VTS CT NÂNG CAO

ĐỀ KIỂM TRA CHUNG ĐỢT 2 – NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: VĂN 12 - NÂNG CAO
Thời gian: 90 phút

I. Câu hỏi: 3 điểm
1. Kiến thức văn học (2 đ)
a/ Nêu vắn tắt đặc điểm con người nhà văn Nguyễn Tuân.
b/Trình bày quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách Mạng Tháng Tám ?
2. Tiếng Việt (1 đ)
Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng trắc trong những câu thơ sau
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?”
( Trích “ Truyện Kiều”-Nguyễn Du)
II. Làm văn: (7 điểm)
Cảm nhận của anh ( chị) về dòng sông thơ mộng trữ tình trong tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” ( Nguyễn Tuân)
------HẾT------

ĐÁP ÁN THI ĐỢT 2 – NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: VĂN 12 - NÂNG CAO

Câu hỏi:3 điểm
1. Văn:
a/Nêu đặc điểm con người NT : Mỗi ý 0.25 điểm
b/Nguyễn Tuân sáng tác từ những năm 1930, nổi tiếng từ 1938 , viết nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn,thơ…Đặc biệt thành công ở tùy bút-bút kí. (0.25)
a/ Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân sáng tác 3 đề tài chính :
_ Đề tài” chủ nghĩa xê dịch”: ghi lại vẻ đẹp của thiên nhiên,đất nước(” Một chuyến đi”) (0.25)
_ Đề tài” vẻ đẹp quá khứ “ :ca ngợi những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc(“ Vang bóng một thời”)(0.25)
_ Đề tài” đời sống trụy lạc”: nhưng thể hiện niềm khát khao một thế giới thanh cao tinh khiết (Chiếc lư đồng mắt cua) (0.25)
è Mỗi ý 0.25 điểm

2. Tiếng Việt:
Xác định nhịp, vầng, sự phối hợp bằng – trắc trong những câu thơ sau :
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.”
* Về nhịp : Đoạn thơ ngắt nhịp chẵn, nhịp đôi.
* Vần :
- Tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ sáu câu bát.
- Tiếng thứ cuối câu bát vần với tiếng cuối câu lục tiếp theo.
- Như vậy, câu bát có hai vần: vần lưng ở tiếng thứ 6 và vần chân ở tiếng thứ 8
* Phối hợp bằng trắc :
- Tiếng thứ hai, sáu, tám mang thanh bằng.
- Tiếng thứ tư mang thanh trắc.
Các tiếng khác tự do.

Làm văn: 7 điểm
A. Về kĩ năng:
- HS nắm vững phương pháp phân tích (cảm nhận) nhân vật.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, viết chính tả đúng, có cảm xúc.
B. VỀ KIẾN THỨC: Cần làm rõ các ý sau:
a.NỘI DUNG: HS có thể làm theo nhiều cách miễn là làm rõ vẻ thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà trên các phương diện.
-Hình dáng
-Màu nước đổi sắc theo mùa
-Màu nắng Đường thi huyền ảo
-Cảnh hai bờ sông hoang sơ-trữ tình
2. Đánh giá:
Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công thể văn tùy bút, thể hiện cảm xúc mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú kết hợp nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài tình, ngôn ngữ giàu chất thơ và tính nhạc cao
Qua đó,
-Nguyễn Tuân đã ngợi ca quê hương đất nước tươi đẹp thơ mộng trữ tình.
-Ta cũng thấy được sự tài hoa uyên bác và tấm lòng của yêu nước của NT.
-Ta cũng thấy sự lao động khó nhọc của người nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
C. THANG ĐIỂM
_ Mở bài – Kết luận = 1 điểm
_ Thân bài = 5 điểm
_ Đánh giá = 1 điểm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét