Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Vài nét về Đàn ghita của Lorca

Vài suy nghĩ về việc đọc - hiểu bài thơ Đàn ghi - ta của Lor-ca

(trích)

(...............)
a. Về nội dung:

Bài thơ viết về cái chết của Fe-de-rich-co-Gar-xi-a-Lor-ca, nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia, nhà hoạt động sân khấu thiên tài người TBN vào năm 1936, khi ông mới 38 tuổi.

Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở TBN mà còn với toàn thế giới, không chỉ với lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó, tỏ thái độ ngưỡng mộ, đau xót và qua đó xây dựng biểu tượng nghệ thuật Lor-ca quá hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: đàn ghi-ta.

b . Về hình thức:

Với Lor-ca, người được coi như một bậc thầy của thi ca hiện đại thế giới, đại diện tiêu biểu cho một thế hệ nghệ sĩ mới đầy tinh thần công dân và ý thức cách tân nghệ thuật nên với bài tưởng mộ của mình Thanh Thảo không muốn dừng lại ở hình thức thông thường, ông thể nghiệm một hình thức mới, gần gũi với dòng mạch tượng trưng và siêu thực (Lor-ca là một thành viên) tạm gọi là kết hợp và giao hòa: kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa màu sắc thơ viếng phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây, giữa hệ thống thi ảnh Lor-ca và hệ thống thi ảnh của chính tác giả . Tất cả lại được đưa vào một cấu trúc mới cũng mang tính chất kết hợp và giao hòa: giao hòa giữa tính liên tục trong cốt tự sự với tính gián đoạn trong suy cảm và ngôn ngữ thơ.

c. Về bố cục bài thơ:

Có thể chia làm 4 đoạn:

- 6 dòng: hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN

- 12 dòng: Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dở dang của khát vọng cách tân.

- 4 dòng: niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục.

- 9 dòng: suy tư về cuộc giải thoát và cách tân giã từ của Lor-ca.

d. Sức gợi của hệ thống hình ảnh:

- Đoạn thứ nhất: hình ảnh Lor-ca được giới thiệu bằng những nết chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng:

những tiếng đàn bọt nước
TBN áo chuongf đỏ gắt/
li-la-li-la li-la
đi lang thang về miền đơn đọc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn…

những hình ảnh tương phản vừa giúp ta hình dung về Lor-ca vừa gợi ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường, Nhưng ở đấy không phải đấu trường với cuộc đấu giữa bò tót và đấu sĩ mà là một đấu trường đặc biệt với cuộcđấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài, cảu khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng nghệ sĩ Lor-ca với nền nghệ thuật già nua. Ở đó, nhìn theo góc đọ nào cũng vẫn chỉ thấy con người tự do và nhà cách tân nghệ thuật mong manh và đơn độc.

- Đoạn 2: Tây ban nha hát nghêu ngao

Áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du
Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng đàn ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta ròng ròng
Máu chảy

Cái chết bất ngời đến với Lor-ca. con người trong sạch và vô tội ấy dù luôn bị ám anhar về cái chết cuỷa chính mình vẫn không thẻ nghĩ là nó lại đnến sớm thế và đến vào lúc chàng không ngờ nhất. Cảnh Lor-ca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng lúc đầu được diễn tả bằng những hình ảnh thực: áo choàng bê bết đỏ, sau đó sự kiện ấy tạo những cú sốc dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác, qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy:

Tiếng ghi ta nâu. Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy...

- Đoạn thứ 3:

Niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật củaLor-ca không ai tiếp tục.

Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng

Di chúc “khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” của Lor-ca được lấy làm đề từ của bài tho như một thứ “chìa khóa” ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ. Di chúc này, trong nhận thức của một người đọc bình thường, hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật? Không chỉ có vậy, còn là tình yêu tha thiết với xứ sở Tây ban cầm? Nhưng Lor-ca không phải là nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. Do đó , di chúc của Lor-ca còn có những ý nghĩa khác. Nhà thơ cách tân là Lor-ca biết thi cac cùa mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuạt nen đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của mông để đi tới. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lor-ca người ta đã không biết vượt qua Lor-ca.

Chẳng phải do ngãu hứng khi Thanh Thảo viết: “Không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang…” . Câu thơ mở ra nhiều hướng diễn dịch: là nỗi xót thương cái chết của một thiêu tài; là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mafconf với nền văn chương TBN. Bởi lẽ, nhà cách tân Lor-ca đã chết, nghệ thuật vắng thiếu kẻ dẫn đường. Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang? Nhưng ý thơ đâu chỉ có dừng lại ở đó. Dường như còn có cả cái buồn của người nghệ sĩ đang tìm tòi cách tân người phương Đông

Vì rốt cục, không thực sự hiểu di chúc của Lorca. Nỗi đau trước cái chết của Lorca và trước sự dở dang của một khát vọng cách tân đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn được viết theo lối sắp đặt, dựa trên nguyên lí cốt lõi của cấu trúc gián đoạn:

Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng

Do dó, tạo lập một hệ hình ảnh trùng phức, giao thoa, ánh xạ vào nhau gợi những suy tư đa chiều….

- Đoạn kết:

Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Di – gan
Vào nước xoáy
Chàng ném trái tim mình
Vào lặng yên bất chợt
li-la l;i-la li-la…

Cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi những khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân văn chương của những kẻ đến sau.

Vậy, nhân danh lòng kính trọng Lor-ca, hãy để cho Lor-ca có được một sự giải thoái thực sự. Thôi đành chấp nhận định mệnh phũ phàng. ĐƯỜng chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang hay là phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì vô cùng. Lor-ca đi vào cõi khác với hình ảnh:

Lor-ca bơi sang ngang
Chiếc ghi ta màu bạc

Các hành động ném lá buầ, ném trái tim vào nước xoáy, vào cõi lặng im đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với nhuiwngx hệ lụy của trân gian…

e. Về yếu tố âm nhạc trong bài thơ:

Bài thơ ngoài cấu trúc tự sự còn được chồng thêm một cấu trúc khác: cấu trúc nhạc giao hưởng, gợi liên tưởng một bề trầm basso ostin= to có phần nhạc đệm của ghi ta.

Các chuỗi âm thanh luyến láy : li-la li-la li-la li-la sau hai câu thơ đầu, gợi liên tưởng tiếng vang của chùm hợp âm sau tấu khúc hoặc ca khúc mở đầu. Chuỗi âm thanh li-la li-la li-la li-la kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh, sau khi phần chính của bản nhạc đã được diễn tấu xong hoặc khi ca khúc đã dừng lời. VIệc “cấy” nhạc vào một bài thơ trong trường hợp tưởng mộ Lor-ca, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà cách tân sân khấu sẽ mang ý nghĩa của một sự thành kính và tri âm.

Là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha hiện đại, Lorca đã đem được chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ sở bò tót vào thơ mình. Lại thạo dân nhạc, ông thường thích đi khắp xứ như một gã Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mình như những khúc romance, ballad. Bởi vậy, Lorca như một nghệ sĩ kép : thi si kiêm nhạc sĩ. Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã hòa vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho người hát khi diễn nữa.

Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorca cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết. Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình. Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái. Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần. Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuống một cái giếng để phi tang. Mất mát kinh hoàng là thế, nhưng oái oăm thay, cái chết còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc dĩ nhưng hoàn toàn. Hẳn suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kia của cái chết. Nhất là lúc anh đọc được cái câu như một lời nguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta. Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nó một hình hài : vừa là thơ viếng vừa như một bi ca.


Tây Ban Nha - Áo choàng đỏ gắt

Thanh Thảo chọn viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất siêu thực trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca, mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo : đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, chàng kĩ sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh hương ( hoa lila )... Và, tất nhiên, làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh - biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo . Nhờ đó, hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó. Trong bài thơ, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổ biến ở thơ tượng trưng. Ta gặp những Tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, chôn cất tiếng đàn, đường chỉ tay, dòng sông rộng... Nhiều thi ảnh được tượng trưng hoá, khiến chúng có dạng một hình thể chứa nhiều hình ảnh. Đường chỉ tay là hiện thân của thiên mệnh. Đường chỉ tay đã đứt tượng trưng cho cú giáng phũ phàng trái ngang của số mệnh. Chiếc ghi-ta tượng trưng cho âm nhạc và thơ ca. Nó là cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa. Chiếc ghita màu bạc là biến ảnh của chiếc ghi-ta nâu khi đã sang cõi khác. Đúng hơn, là chiếc ghi-ta đã sang cõi siêu sinh. Thi sĩ bơi trên chiếc ghi-ta chính là bơi trên con thuyền của thi ca đang vượt qua bến bờ sinh tử. Lá bùa cô gái di-gan là cái đẹp huyền bí. Xoáy nước là tai hoạ định mệnh trên dòng sông của số phận, cũng là cái dòng sông ranh giới giữa cõi sống và cõi chết, giữa thực tại và hư vô. Hành động ném lá bùa và ném trái tim đều giàu hàm ý tượng trưng về sự giã từ, sự giải thoát của Lorca... Lối viết này không còn xa lạ đối với người đọc thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên hay nhóm Xuân Thu nhã tập hồi Thơ Mới. Nhưng, nó đã được Thanh Thảo dùng nhuần nhị và hài hòa để tạo ra cho thơ mình một cách nói hàm súc. Riêng cái câu giọt nước mắt vầng trăng trong đoạn bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca mà lời thơ kết hợp cả trượng trưng thơ Đường với tượng trưng Thơ Mới:

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

cũng thấy được vẻ súc tích của nó. Có phải câu ấy được viết theo lối "nghệ thuật sắp đặt" không, mà cứ đơn giản y như đặt hai hình ảnh bên nhau : giọt nước mắt - vầng trăng thế thôi ? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào. Thì ra, lắm khi, việc tước bỏ quan hệ từ lại là cách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ. Vì giờ đây, giữa chúng lại có thể phát sinh nhiều kiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa : 1) quan hệ đẳng lập : giọt nước mắt (và) vầng trăng ; 2) quan hệ song song : giọt nước mắt (với) vầng trăng ; 3) quan hệ so sánh : giọt nước mắt (như) vầng trăng ; 4) quan hệ sở hữu : giọt nước mắt (của) vầng trăng ; 5) quan hệ đồng nhất : giọt nước mắt (là) vầng trăng... Người đọc có một thoáng phân vân : vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhưng thoáng ấy sẽ qua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất : nó phải là sự giao thoa và lung linh của tất cả các làn nghĩa ấy.

Việc tái hiện sự kiện Lorca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng, dù chỉ là chấm phá, cũng đã ít nhiều đem lại một cái "cốt" cho thi phẩm. Muốn kể, thì cũng kể được đôi chút. Tâm tư người đọc bị cuốn ngay vào mạch kể qua các diễn biến ấy với những kinh hoàng, đau đớn và tiếc thương cho một con người vô tội, một bậc tài hoa oan khuất. Nhưng, dường như cái mạch kia còn tuân theo các bước phát triển thuộc về cấu trúc của một ca khúc nữa. Sự kiện Lorca bị hành hình vào bài thơ này đã dàn thành bốn phần nội dung với những khúc có dụng ý hẳn hoi về độ dài và tiết nhịp. Đầu tiên, phần giới thiệu, là hình ảnh Lorca theo lối ấn tượng : những tiếng đàn bọt nước / Tây - ban - nha áo choàng đỏ gắt / li-la li-la li-la / đi lang thang về miền đơn độc / với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn. Tiếp nối, phần phát triển, Lorca bị giết : Tây - ban - nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ / Lorca bị điệu về bãi bắn / chàng đi như người mộng du. Kế đó, phần cao trào, là nỗi tiếc thương trước sự thực phũ phàng : tiếng ghi-ta nâu / bầu trời cô gái ấy / tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan / tiếng ghi-ta ròng ròng / máu chảy // không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang / giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng. Và cuối cùng, phần kết, với hình ảnh Lorca lìa bỏ tất cả và giải thoát : đường chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lorca bơi sang ngang / trên chiếc ghi-ta màu bạc // chàng ném lá bùa cô gái di-gan / vào xoáy nước / chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt / li-la li-la li-la...

Sự có mặt của hai chuỗi li-la li-la li-la ở phần đầu và phần kết là thế. Thú thực, khi mới đọc bài thơ này trong tập Khối vuông Rubic, tôi thấy cái chuỗi kia là một nét lạ. Nhưng đọc kĩ hơn thì thấy hình như có một nghĩa lý nào đó hay hay, chứ không hẳn chỉ là những con âm rỗng nghĩa. Nhưng thực hư ra sao,. Mãi sau, đọc kĩ hơn vào cấu trúc mới vỡ lẽ : té ra đây lại là sự giao duyên kì thú của thơ và nhạc. Cụ thể là giao thoa giữa thanh âm và thi ảnh. Mở đầu là hai câu : Những tiếng đàn bọt nước / Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt. Thanh Thảo chọn hai hình ảnh này khởi đầu một thi phẩm giống như kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm. Chúng là những tương phản kín đáo mà gay gắt : âm thanh hồn nhiên - sắc màu chói gắt, tiếng đàn thảo dân - áo choàng đấu sĩ, vẻ khiêm nhường - sự ngạo nghễ, niềm hân hoan - nỗi kinh hoàng, nghệ thuật - bạo lực, thân phận bọt bèo - thực tại tàn khốc... Cặp hình ảnh cứ ngỡ tương phùng nào ngờ lại tương tranh. Nội dung chủ đạo mà thi phẩm triển khai sẽ là phận người trong một hiện thực đầy tranh chấp đối chọi như thế. Rồi ngay sau hai câu mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la. Nó như một chuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn (ghi ta) lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo, đánh dấu khoảng ngắt cho người hát chính thức bắt lời trình diễn ca khúc. Và thi phẩm cũng kết thúc bằng sự trở lại của chuỗi âm thanh ấy. Nó tựa những tiếng đàn đệm cuối cùng nhằm tạo những dư âm sau khi lời hát đã ngừng. Ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Khi âm thanh gây niềm xao xuyến thì tự nó cũng chất chứa thi vị!

Song, về nghĩa, lila lại chính là một loài hoa có màu tím ngát rất được người phương Tây ưa chuộng : hoa lila - tức hoa tử đinh hương. Chuỗi âm thanh kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa bật tím liên tiếp. Đó là những đoá hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay chính là ngàn muôn đoá hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ, thể hiện sức sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời này ?

Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm không lặp lại. Không chỉ nội dung, mà ngay cả hình thức. Năng lượng sáng tạo có thể tích tụ lâu dài trong cả ý thức và tiềm thức, bằng cả vốn sống, vốn văn hoá cùng kinh nghiệm nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật. Là người ham tìm tòi cách tân, Thanh Thảo hiểu rõ điều đó. "Với những bài thơ hay - thi sĩ sáng tạo với toàn bộ thể chất và tâm linh mình, và không biết cái nào bắt đầu trước : thể xác hay tâm linh . Đó là cả một quá trình nhưng sáng tạo là khoảnh khắc. Khoảnh khắc ấy xảy ra càng đột ngột bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu".


Nguồn: Bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của Thanh Thảo http://haihaua.foruma.biz/t508-topic#ixzz1dCZbFJpX

Cách thức tổ chức lời thơ, hình ảnh trong Đàn ghita của Lorca

PHÂN TÍCH BÀI THƠ "ĐÀN GHI TA CỦA LORCA" CỦA THANH THẢO


Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là "thi trung hữu nhạc". Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu tính của thơ. Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc là phần tinh chất của cảm xúc thơ đã được điệu thức hoá. Ngân nga cả bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là phần hồn của thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là nói nhạc của ngôn ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên tiếng nói riêng của mình.


Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là "thi trung hữu nhạc". Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu tính của thơ. Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc là phần tinh chất của cảm xúc thơ đã được điệu thức hoá. Ngân nga cả bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là phần hồn của thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là nói nhạc của ngôn ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên tiếng nói riêng của mình.

Không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của nhạc nữa. Bao đời nay, đã có biết bao yếu tố nhạc từ vương quốc âm nhạc đã vượt biên, rồi nhập tịch vào thơ, ban đầu, tạm trú, về sau, thường trú. Thậm chí, nhờ sự cưu mang quá sâu nặng của thơ, trải đời này đời khác, mà nhiều thứ đã được... đồng hoá luôn. Dân ngụ cư đã biến thành dân sở tại. Gốc gác âm nhạc của chúng, đôi khi, chỉ còn là kí ức xa xăm. Đó phải chăng cũng là một kiểu hoà nhập tiếp biến ?

Là một tay bút ham cách tân, Thanh Thảo cũng đã tạt sang âm nhạc vay mượn không ít vốn liếng đem về đầu tư cho thơ mình. Để làm các trường ca Những người đi tới biển, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Đêm trên cát..., anh đã mướn cấu trúc của những bản giao hưởng và xônát. Khiến cho các thi phẩm ấy có cái dáng là lạ như một thứ trường-ca- giao-hưởng. Còn để viết thơ ngắn, lắm khi anh lại giật tạm cấu trúc của ca khúc. Có lúc thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo mới. Cũng có lúc lại làm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới. Nhiều bài thơ ngắn được anh tổ chức khá ngon lành theo thể thức của bài hát. Dáng của chúng nhang nhác như những ca-khúc-thơ. Mà cũng không chỉ vay cấu trúc thuộc văn bản khúc ca, anh còn mượn cả lối diễn tấu ca khúc để làm giàu cho hình thức thơ nữa. Đàn ghi-ta của Lorca là một "ca" như thế chăng ?



Đàn ghita của Lorca

"Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta"
F.G.Lorca

*****

Những tiếng đàn bọt nư­ớc

Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn


Tây-ban-nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như­ ngư­ời mộng du



tiếng ghi -ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi -ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi -ta tròn bọt nư­ớc vỡ tan

tiếng ghi -ta ròng ròng

máu chảy



không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như­ cỏ mọc hoang

giọt nư­ớc mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng


đư­ờng chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc


chàng ném lá bùa cô gái di -gan

vào xoáy n­ước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt


li -la li -la li -la...

(Rút từ tập Khối vuông Rubíc, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Nòi nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, có một cách để hiểu một kẻ viết : cứ xem anh viết về ai, có thể biết anh là ai. Trong các thi sĩ nội, Thanh Thảo mê nhất Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Văn Cao, Đặng Đình Hưng... Còn những thi sĩ ngoại, thấy anh viết đậm về Aragông, Êxênhin, Maicôpxki, Pasternac, Lorca... Về từng vị đều có những kí thác, những đồng điệu riêng. Nhưng, trong số những tay bút Tây phương anh ngưỡng mộ, thì trường hợp về Lorca, xem ra, thành công hơn cả. Là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha hiện đại, Lorca đã đem được chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ sở bò tót vào thơ mình. Lại thạo dân nhạc, ông thường thích đi khắp xứ như một gã Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mình như những khúc romance, ballad. Bởi vậy, Lorca như một nghệ sĩ kép : thi si kiêm nhạc sĩ. Cũng bởi vậy nhiều bài thơ Lorca thường sống cuộc đời kép : thi phẩm và nhạc phẩm (1). Có người sẽ nghĩ : thơ về một nghệ sĩ độc đáo như thế, nếu có được một hình thức kép nữa thì thật là tam hợp ! Nhưng, tam hợp lại dễ sinh tam tai. Thanh Thảo không dại thế. Vả, làm thế cũng đâu ra võ của anh. Không thuộc kiểu thi sĩ mớm thơ cho nhạc, càng không phải một tay vãi nhạc vào thơ. Anh vẫn đi lại với nhạc, nhưng theo chiêu riêng : vừa nhập cấu trúc ca khúc vào lòng bài thơ vừa khảm thêm tiếng nhạc vào lời thơ. Nên, dù dan díu với nhạc, trước sau thơ anh vẫn luôn là thơ. Ngoài vốn thi liệu được tái chế, tái tạo từ di sản thơ của chính Lorca, thì ngôn ngữ của nhạc, cấu trúc của ca khúc sẽ bắc những nhịp cầu tương giao để hồn kẻ hậu sinh nói lời đồng điệu với bậc tiền nhân của xứ sở Tây ban cầm. Ngón ấy chẳng tương thích sao ? Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho người hát khi diễnnữa.

*

Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorka cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết. Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình. Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái. Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần. Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuống một cái giếng để phi tang. Mất mát kinh hoàng là thế, nhưng oái oăm thay, cái chết còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc dĩ nhưng hoàn toàn. Hẳn suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kia của cái chết. Nhất là lúc anh đọc được cái câu như một lời nguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta. Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nó một hình hài : vừa là thơ viếng vừa như một bi ca.


Có một cách mà từ xưa người ta đã dùng đến "mệt mỏi", trong những trường hợp thế này, là : lấy tên các tác phẩm của người ấy hay lời văn trong đó đem ghép lại với nhau cho chúng tạo ra một nội dung nào đó(2). Thanh Thảo chọn cách khác. Thi liệu anh viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất ám trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca, mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo : đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, chàng kĩ sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh hương... Và, tất nhiên, làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh - biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo ! Cảm hứng vụt dậy thì liền gọi luôn những đạo quân ấy về cho cùng đầu quân (đầu thai thì đúng hơn) vào thi phẩm này. Nhờ đó, hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó. Thì tương giao, tâm giao cũng còn là thế chứ sao ?

Trong xử lý thi liệu, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổ biến ở thơ tượng trưng. Ta gặp những Tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, chôn cất tiếng đàn, đường chỉ tay, dòng sông rộng... Nhiều thi ảnh được tượng trưng hoá, khiến chúng có dạng một hình thể chứa nhiều hình ảnh. Đường chỉ tay là hiện thân của thiên mệnh. Đường chỉ tay đã đứt tượng trưng cho cú giáng phũ phàng trái ngang của số mệnh. Chiếc ghi-ta tượng trưng cho âm nhạc và thơ ca. Nó là cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa. Chiếc ghita màu bạc là biến ảnh của chiếc ghi-ta nâu khi đã sang cõi khác. Đúng hơn, là chiếc ghi-ta đã hoá, giờ sang cõi siêu sinh. Thi sĩ bơi trên chiếc ghi-ta chính là bơi trên con thuyền của thi ca đang vượt qua bến bờ sinh tử. Lá bùa cô gái di-gan là cái đẹp huyền bí. Xoáy nước là tai hoạ định mệnh trên dòng sông của số phận, cũng là cái dòng sông ranh giới giữa cõi sống và cõi chết, giữa thực tại và hư vô. Hành động ném lá bùa và ném trái tim đều giàu hàm ý tượng trưng về sự giã từ, sự giải thoát của Lorca... Lối viết này không còn xa lạ đối với người đọc thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên hay nhóm Xuân Thu nhã tập hồi Thơ Mới. Nhưng, nó đã được Thanh Thảo dùng nhuần nhị và ăn nhập để tạo ra cho thơ mình một cách nói hàm súc. Riêng cái câu giọt nư­ớc mắt vầng trăng trong đoạn bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca mà lời thơ kết hợp cả trượng trưng thơ Đường với tượng trưng Thơ Mới :

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như­ cỏ mọc hoang

giọt nư­ớc mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

cũng thấy được vẻ súc tích của nó. Có phải câu ấy được viết theo lối "nghệ thuật sắp đặt" không, mà cứ đơn giản y như đặt hai hình ảnh bên nhau : giọt nước mắt - vầng trăng thế thôi ? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào. Thì ra, lắm khi, việc tước bỏ quan hệ từ lại là cách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ. Vì giờ đây, giữa chúng lại có thể phát sinh nhiều kiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa : 1) quan hệ đẳng lập : giọt nước mắt (và) vầng trăng ; 2) quan hệ song song : giọt nước mắt (với) vầng trăng ; 3) quan hệ so sánh : giọt nước mắt (như) vầng trăng ; 4) quan hệ sở hữu : giọt nước mắt (của) vầng trăng ; 5) quan hệ đồng nhất : giọt nước mắt (là) vầng trăng... Người đọc có một thoáng phân vân : vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhưng thoáng ấy sẽ qua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất : nó phải là sự giao thoa và lung linh của tất cả các làn nghĩa ấy. Chẳng thế sao, trong mạch cảm xúc, trong hình tượng chủ đạo cũng như cấu tứ, các làn nghĩa kia đâu có loại trừ nhau. Trái lại, chúng làm giàu và làm đẹp cho nhau cả thôi. Vậy chả súc tích sao ?

Còn mạch triển khai của thi phẩm lại là hợp lưu của cả hai dòng tự sự và nhạc. Việc tái hiện sự kiện Lorca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng, dù chỉ là chấm phá, cũng đã ít nhiều đem lại một cái "cốt" cho thi phẩm. Muốn kể, thì cũng kể được đôi chút. Tâm tư người đọc bị cuốn ngay vào mạch kể qua các diễn biến ấy với những kinh hoàng, đau đớn và tiếc thương cho một con người vô tội, một bậc tài hoa oan khuất. Nhưng, dường như cái mạch kia còn tuân theo các bước phát triển thuộc về cấu trúc của một ca khúc nữa. Sự kiện Lorca bị hành hình vào bài thơ này đã dàn thành bốn phần nội dung với những khúc có dụng ý hẳn hoi về độ dài và tiết nhịp. Đầu tiên, phần giới thiệu, là hình ảnh Lorca theo lối ấn tượng :

những tiếng đàn bọt nư­ớc / Tây - ban - nha áo choàng đỏ gắt / li-la li-la li-la / đi lang thang về miền đơn độc / với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn.

Tiếp nối, phần phát triển, Lorca bị giết :

Tây - ban - nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ / Lorca bị điệu về bãi bắn / chàng đi như­ ngư­ời mộng du.

Kế đó, phần cao trào, là nỗi tiếc thương trước sự thực phũ phàng :

tiếng ghi-ta nâu / bầu trời cô gái ấy / tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi-ta tròn bọt nư­ớc vỡ tan / tiếng ghi-ta ròng ròng / máu chảy // không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như­ cỏ mọc hoang / giọt nư­ớc mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng.

Và cuối cùng, phần kết, với hình ảnh Lorca lìa bỏ tất cả và giải thoát :

đư­ờng chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lorca bơi sang ngang / trên chiếc ghi-ta màu bạc // chàng ném lá bùa cô gái di-gan / vào xoáy n­ước / chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt / li-la li-la li-la...

Tất nhiên, trước sau, đây vẫn là sản phẩm thơ chứ không phải là một sản phẩm nhạc. Nên các bước của cấu trúc này không thể "cóp" y sì theo lối "một ăn một" với những bước chuyển gam như trong một nhạc phẩm thực sự được. Mà làm cách ấy đối với thơ, chắc gì tránh khỏi sống sượng? Chiêu thức nhuần nhuyễn nhất, có lẽ là thế : nhập cấu trúc ca khúc vào với cốt tự sự để chúng đồng thể với nhau.

Nếu chỉ dừng lại ở đó không thôi thì sắc thái ca khúc trong việc tổ chức mạch thơ hãy còn mơ hồ, chưa thuyết phục.

Thú vị và bất ngờ nhất là việc khảm vào mạch ấy những âm thanh như cách diễn tấu của nhạc công khi đệm cho người hát một ca khúc. Sự có mặt của hai chuỗi li-la li-la li-la ở phần đầu và phần kết là thế. Thú thực, khi mới đọc bài thơ này trong tập Khối vuông Rubic, tôi thấy cái chuỗi kia là một nét lạ, nhưng nhác nghĩ : lại một trò "tân hình thức" đây. Cha Thanh Thảo này cũng bày đặt gớm. Nhưng đọc kĩ hơn thì thấy hình như có một nghĩa lý nào đó hay hay, chứ không hẳn chỉ là những con âm rỗng nghĩa. Nhưng thực hư ra sao, thì cứ tù mà tù mù. Mãi sau, đọc kĩ hơn vào cấu trúc mới vỡ lẽ : té ra đây lại là sự giao duyên kì thú của thơ và nhạc. Cụ thể là giao thoa giữa thanh âm và thi ảnh. Mở đầu là hai câu :

Những tiếng đàn bọt nước / Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt.

Thanh Thảo chọn hai hình ảnh này khởi đầu một thi phẩm giống như kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm. Chúng là những tương phản kín đáo mà gay gắt : âm thanh hồn nhiên - sắc màu chói gắt, tiếng đàn thảo dân - áo choàng đấu sĩ, vẻ khiêm nhường - sự ngạo nghễ, niềm hân hoan - nỗi kinh hoàng, nghệ thuật - bạo lực, thân phận bọt bèo - thực tại tàn khốc... Cặp hình ảnh cứ ngỡ tương phùng nào ngờ lại tương tranh. Nội dung chủ đạo mà thi phẩm triển khai sẽ là phận người trong một hiện thực đầy tranh chấp đối chọi như thế. Rồi ngay sau hai câu mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la. Nó như một chuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn (ghi ta) lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo, đánh dấu khoảng ngắt cho người hát chính thức bắt lời trình diễn ca khúc. Và thi phẩm cũng kết thúc bằng sự trở lại của chuỗi âm thanh ấy. Nó tựa những tiếng đàn đệm cuối cùng nhằm tạo những dư âm sau khi lời hát đã ngừng. Đấy chẳng phải là một lối phối âm quen thuộc trong diễn tấu ca khúc sao ? Mà cũng có thể hình dung nó như tiếng huýt sáo ngẫu hứng của người ca sĩ trên nền nhạc khi diễn tấu. Ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Khi âm thanh gây niềm xao xuyến thì tự nó cũng chất chứa thi vị chứ sao !

Song, nếu chỉ có thế, thì việc phỏng âm nhạc ấy bất quá, cũng chưa đi xa hơn bao nhiêu một trò trang sức hoa mĩ. Về nghĩa, lila lại chính là một loài hoa có màu tím ngát rất được người phương Tây ưa chuộng : hoa lila - tức hoa tử đinh hương. Chuỗi âm thanh kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa bật tím liên tiếp. Đó là những đoá hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay chính là ngàn muôn đoá hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ, thể hiện sức sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời này ? Có thể là thế này, có thể là thế kia, mà có lẽ là cả hai. Vì thế, chính cái chuỗi âm thanh ngỡ không đâu ấy lại chứa đựng rất nhiều cảm thương, niềm tin và lòng ngưỡng mộ sâu kín của người viết. Thiếu ý nghĩa của một thi ảnh, chuỗi li la kia khó vượt qua một trò diễn âm thanh cầu kì.


Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm không lặp lại. Không chỉ nội dung, mà ngay cả hình thức. Năng lượng sáng tạo có thể tích tụ lâu dài trong cả ý thức và tiềm thức, bằng cả vốn sống, vốn văn hoá cùng kinh nghiệm nghệ thuật. Nhưng nó chỉ xuất ra có một lần. Mỗi bài thơ là một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại. Tôi ngờ, bản thân người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì loé lên trong tia lửa ấy. Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật. Thanh Thảo có thể sử dụng tiếp những chiêu y sì thế này để viết thi phẩm khác nữa không ? Nếu có, e rằng khó tránh khỏi hậu quả của nhân bản vô tính về hình thức. Là người ham tìm tòi cách tân, Thanh Thảo hiểu rõ điều đó. "Với những bài thơ hay - anh viết, thi sĩ sáng tạo với toàn bộ thể chất và tâm linh mình, và không biết cái nào bắt đầu trước : thể xác hay tâm linh ? đó là những bài thơ ngư­ời ta chỉ phóng ra có một lần, xuất ra có một lần, rồi ngắt. Phần tích điện, phần thu góp là cả một quá trình nhưng sáng tạo là khoảnh khắc. Khoảnh khắc ấy xảy ra càng đột ngột bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu".Và anh cũng tâm niệm : "Những ngư­ời tìm đến sự hoàn mĩ của hình thức nghệ thuật thường dễ gặp nhau. Mà trong nghệ thuật, trong thơ, hình thức là gì ? Hình thức chính là sự hiện diện nghệ thuật riêng của từng nghệ sĩ. Không có cái hình thức đó thì cũng chẳng bao giờ có nghệ
thuật.
(3) Tôi nghĩ, với thi phẩm nàychẳng hạn, anh đã có được điều đó.
------------
Nguồn: Bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của Thanh Thảo http://haihaua.foruma.biz/t508-topic#ixzz1dCYY2grR

Cách thức tổ chức lời thơ, hình ảnh trong Đàn ghita của Lorca

Đàn ghita của Lorca

"Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta"

F.G.Lorca

Những tiếng đàn bọt nư­ớc

Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn


Tây-ban-nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như­ ngư­ời mộng du



tiếng ghi -ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi -ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi -ta tròn bọt nư­ớc vỡ tan

tiếng ghi -ta ròng ròng

máu chảy



không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như­ cỏ mọc hoang

giọt nư­ớc mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng


đư­ờng chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc


chàng ném lá bùa cô gái di -gan

vào xoáy n­ước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt


li -la li -la li -la...

(Rút từ tập Khối vuông Rubíc, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Nòi nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, có một cách để hiểu một kẻ viết : cứ xem anh viết về ai, có thể biết anh là ai. Trong các thi sĩ nội, Thanh Thảo mê nhất Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Văn Cao, Đặng Đình Hưng... Còn những thi sĩ ngoại, thấy anh viết đậm về Aragông, Êxênhin, Maicôpxki, Pasternac, Lorca... Về từng vị đều có những kí thác, những đồng điệu riêng. Nhưng, trong số những tay bút Tây phương anh ngưỡng mộ, thì trường hợp về Lorca, xem ra, thành công hơn cả. Là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha hiện đại, Lorca đã đem được chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ sở bò tót vào thơ mình. Lại thạo dân nhạc, ông thường thích đi khắp xứ như một gã Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mình như những khúc romance, ballad. Bởi vậy, Lorca như một nghệ sĩ kép : thi si kiêm nhạc sĩ. Cũng bởi vậy nhiều bài thơ Lorca thường sống cuộc đời kép : thi phẩm và nhạc phẩm (1). Có người sẽ nghĩ : thơ về một nghệ sĩ độc đáo như thế, nếu có được một hình thức kép nữa thì thật là tam hợp ! Nhưng, tam hợp lại dễ sinh tam tai. Thanh Thảo không dại thế. Vả, làm thế cũng đâu ra võ của anh. Không thuộc kiểu thi sĩ mớm thơ cho nhạc, càng không phải một tay vãi nhạc vào thơ. Anh vẫn đi lại với nhạc, nhưng theo chiêu riêng : vừa nhập cấu trúc ca khúc vào lòng bài thơ vừa khảm thêm tiếng nhạc vào lời thơ. Nên, dù dan díu với nhạc, trước sau thơ anh vẫn luôn là thơ. Ngoài vốn thi liệu được tái chế, tái tạo từ di sản thơ của chính Lorca, thì ngôn ngữ của nhạc, cấu trúc của ca khúc sẽ bắc những nhịp cầu tương giao để hồn kẻ hậu sinh nói lời đồng điệu với bậc tiền nhân của xứ sở Tây ban cầm. Ngón ấy chẳng tương thích sao ? Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho người hát khi diễn
nữa.
*

Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorka cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết. Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình. Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái. Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần. Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuống một cái giếng để phi tang. Mất mát kinh hoàng là thế, nhưng oái oăm thay, cái chết còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc dĩ nhưng hoàn toàn. Hẳn suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kia của cái chết. Nhất là lúc anh đọc được cái câu như một lời nguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta. Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nó một hình hài : vừa là thơ viếng vừa như một bi ca.

*
Có một cách mà từ xưa người ta đã dùng đến "mệt mỏi", trong những trường hợp thế này, là : lấy tên các tác phẩm của người ấy hay lời văn trong đó đem ghép lại với nhau cho chúng tạo ra một nội dung nào đó(2). Thanh Thảo chọn cách khác. Thi liệu anh viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất ám trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca, mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo : đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, chàng kĩ sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh hương... Và, tất nhiên, làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh - biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo ! Cảm hứng vụt dậy thì liền gọi luôn những đạo quân ấy về cho cùng đầu quân (đầu thai thì đúng hơn) vào thi phẩm này. Nhờ đó, hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó. Thì tương giao, tâm giao cũng còn là thế chứ sao ?

Trong xử lý thi liệu, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổ biến ở thơ tượng trưng. Ta gặp những Tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, chôn cất tiếng đàn, đường chỉ tay, dòng sông rộng... Nhiều thi ảnh được tượng trưng hoá, khiến chúng có dạng một hình thể chứa nhiều hình ảnh. Đường chỉ tay là hiện thân của thiên mệnh. Đường chỉ tay đã đứt tượng trưng cho cú giáng phũ phàng trái ngang của số mệnh. Chiếc ghi-ta tượng trưng cho âm nhạc và thơ ca. Nó là cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa. Chiếc ghita màu bạc là biến ảnh của chiếc ghi-ta nâu khi đã sang cõi khác. Đúng hơn, là chiếc ghi-ta đã hoá, giờ sang cõi siêu sinh. Thi sĩ bơi trên chiếc ghi-ta chính là bơi trên con thuyền của thi ca đang vượt qua bến bờ sinh tử. Lá bùa cô gái di-gan là cái đẹp huyền bí. Xoáy nước là tai hoạ định mệnh trên dòng sông của số phận, cũng là cái dòng sông ranh giới giữa cõi sống và cõi chết, giữa thực tại và hư vô. Hành động ném lá bùa và ném trái tim đều giàu hàm ý tượng trưng về sự giã từ, sự giải thoát của Lorca... Lối viết này không còn xa lạ đối với người đọc thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên hay nhóm Xuân Thu nhã tập hồi Thơ Mới. Nhưng, nó đã được Thanh Thảo dùng nhuần nhị và ăn nhập để tạo ra cho thơ mình một cách nói hàm súc. Riêng cái câu giọt nư­ớc mắt vầng trăng trong đoạn bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca mà lời thơ kết hợp cả trượng trưng thơ Đường với tượng trưng Thơ Mới :

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như­ cỏ mọc hoang

giọt nư­ớc mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

cũng thấy được vẻ súc tích của nó. Có phải câu ấy được viết theo lối "nghệ thuật sắp đặt" không, mà cứ đơn giản y như đặt hai hình ảnh bên nhau : giọt nước mắt - vầng trăng thế thôi ? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào. Thì ra, lắm khi, việc tước bỏ quan hệ từ lại là cách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ. Vì giờ đây, giữa chúng lại có thể phát sinh nhiều kiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa : 1) quan hệ đẳng lập : giọt nước mắt (và) vầng trăng ; 2) quan hệ song song : giọt nước mắt (với) vầng trăng ; 3) quan hệ so sánh : giọt nước mắt (như) vầng trăng ; 4) quan hệ sở hữu : giọt nước mắt (của) vầng trăng ; 5) quan hệ đồng nhất : giọt nước mắt (là) vầng trăng... Người đọc có một thoáng phân vân : vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhưng thoáng ấy sẽ qua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất : nó phải là sự giao thoa và lung linh của tất cả các làn nghĩa ấy. Chẳng thế sao, trong mạch cảm xúc, trong hình tượng chủ đạo cũng như cấu tứ, các làn nghĩa kia đâu có loại trừ nhau. Trái lại, chúng làm giàu và làm đẹp cho nhau cả thôi. Vậy chả súc tích
sao ?
*
Còn mạch triển khai của thi phẩm lại là hợp lưu của cả hai dòng tự sự và nhạc. Việc tái hiện sự kiện Lorca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng, dù chỉ là chấm phá, cũng đã ít nhiều đem lại một cái "cốt" cho thi phẩm. Muốn kể, thì cũng kể được đôi chút. Tâm tư người đọc bị cuốn ngay vào mạch kể qua các diễn biến ấy với những kinh hoàng, đau đớn và tiếc thương cho một con người vô tội, một bậc tài hoa oan khuất. Nhưng, dường như cái mạch kia còn tuân theo các bước phát triển thuộc về cấu trúc của một ca khúc nữa. Sự kiện Lorca bị hành hình vào bài thơ này đã dàn thành bốn phần nội dung với những khúc có dụng ý hẳn hoi về độ dài và tiết nhịp. Đầu tiên, phần giới thiệu, là hình ảnh Lorca theo lối ấn tượng : những tiếng đàn bọt nư­ớc / Tây - ban - nha áo choàng đỏ gắt / li-la li-la li-la / đi lang thang về miền đơn độc / với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn. Tiếp nối, phần phát triển, Lorca bị giết : Tây - ban - nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ / Lorca bị điệu về bãi bắn / chàng đi như­ ngư­ời mộng du. Kế đó, phần cao trào, là nỗi tiếc thương trước sự thực phũ phàng : tiếng ghi-ta nâu / bầu trời cô gái ấy / tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi-ta tròn bọt nư­ớc vỡ tan / tiếng ghi-ta ròng ròng / máu chảy // không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như­ cỏ mọc hoang / giọt nư­ớc mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng. Và cuối cùng, phần kết, với hình ảnh Lorca lìa bỏ tất cả và giải thoát : đư­ờng chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lorca bơi sang ngang / trên chiếc ghi-ta màu bạc // chàng ném lá bùa cô gái di-gan / vào xoáy n­ước / chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt / li-la li-la li-la... Tất nhiên, trước sau, đây vẫn là sản phẩm thơ chứ không phải là một sản phẩm nhạc. Nên các bước của cấu trúc này không thể "cóp" y sì theo lối "một ăn một" với những bước chuyển gam như trong một nhạc phẩm thực sự được. Mà làm cách ấy đối với thơ, chắc gì tránh khỏi sống sượng? Chiêu thức nhuần nhuyễn nhất, có lẽ là thế : nhập cấu trúc ca khúc vào với cốt tự sự để chúng đồng thể với nhau.

Thú vị và bất ngờ nhất là việc khảm vào mạch ấy những âm thanh như cách diễn tấu của nhạc công khi đệm cho người hát một ca khúc. Sự có mặt của hai chuỗi li-la li-la li-la ở phần đầu và phần kết là thế. Thú thực, khi mới đọc bài thơ này trong tập Khối vuông Rubic, tôi thấy cái chuỗi kia là một nét lạ, nhưng nhác nghĩ : lại một trò "tân hình thức" đây. Cha Thanh Thảo này cũng bày đặt gớm. Nhưng đọc kĩ hơn thì thấy hình như có một nghĩa lý nào đó hay hay, chứ không hẳn chỉ là những con âm rỗng nghĩa. Nhưng thực hư ra sao, thì cứ tù mà tù mù. Mãi sau, đọc kĩ hơn vào cấu trúc mới vỡ lẽ : té ra đây lại là sự giao duyên kì thú của thơ và nhạc. Cụ thể là giao thoa giữa thanh âm và thi ảnh. Mở đầu là hai câu : Những tiếng đàn bọt nước / Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt. Thanh Thảo chọn hai hình ảnh này khởi đầu một thi phẩm giống như kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm. Chúng là những tương phản kín đáo mà gay gắt : âm thanh hồn nhiên - sắc màu chói gắt, tiếng đàn thảo dân - áo choàng đấu sĩ, vẻ khiêm nhường - sự ngạo nghễ, niềm hân hoan - nỗi kinh hoàng, nghệ thuật - bạo lực, thân phận bọt bèo - thực tại tàn khốc... Cặp hình ảnh cứ ngỡ tương phùng nào ngờ lại tương tranh. Nội dung chủ đạo mà thi phẩm triển khai sẽ là phận người trong một hiện thực đầy tranh chấp đối chọi như thế. Rồi ngay sau hai câu mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la. Nó như một chuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn (ghi ta) lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo, đánh dấu khoảng ngắt cho người hát chính thức bắt lời trình diễn ca khúc. Và thi phẩm cũng kết thúc bằng sự trở lại của chuỗi âm thanh ấy. Nó tựa những tiếng đàn đệm cuối cùng nhằm tạo những dư âm sau khi lời hát đã ngừng. Đấy chẳng phải là một lối phối âm quen thuộc trong diễn tấu ca khúc sao ? Mà cũng có thể hình dung nó như tiếng huýt sáo ngẫu hứng của người ca sĩ trên nền nhạc khi diễn tấu. Ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Khi âm thanh gây niềm xao xuyến thì tự nó cũng chất chứa thi vị chứ sao !

Song, nếu chỉ có thế, thì việc phỏng âm nhạc ấy bất quá, cũng chưa đi xa hơn bao nhiêu một trò trang sức hoa mĩ. Về nghĩa, lila lại chính là một loài hoa có màu tím ngát rất được người phương Tây ưa chuộng : hoa lila - tức hoa tử đinh hương. Chuỗi âm thanh kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa bật tím liên tiếp. Đó là những đoá hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay chính là ngàn muôn đoá hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ, thể hiện sức sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời này ? Có thể là thế này, có thể là thế kia, mà có lẽ là cả hai. Vì thế, chính cái chuỗi âm thanh ngỡ không đâu ấy lại chứa đựng rất nhiều cảm thương, niềm tin và lòng ngưỡng mộ sâu kín của người viết. Thiếu ý nghĩa của một thi ảnh, chuỗi li la kia khó vượt qua một trò diễn âm thanh cầu kì.

*
Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm không lặp lại. Không chỉ nội dung, mà ngay cả hình thức. Năng lượng sáng tạo có thể tích tụ lâu dài trong cả ý thức và tiềm thức, bằng cả vốn sống, vốn văn hoá cùng kinh nghiệm nghệ thuật. Nhưng nó chỉ xuất ra có một lần. Mỗi bài thơ là một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại. Tôi ngờ, bản thân người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì loé lên trong tia lửa ấy. Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật. Thanh Thảo có thể sử dụng tiếp những chiêu y sì thế này để viết thi phẩm khác nữa không ? Nếu có, e rằng khó tránh khỏi hậu quả của nhân bản vô tính về hình thức. Là người ham tìm tòi cách tân, Thanh Thảo hiểu rõ điều đó. "Với những bài thơ hay - anh viết, thi sĩ sáng tạo với toàn bộ thể chất và tâm linh mình, và không biết cái nào bắt đầu trước : thể xác hay tâm linh ? đó là những bài thơ ngư­ời ta chỉ phóng ra có một lần, xuất ra có một lần, rồi ngắt. Phần tích điện, phần thu góp là cả một quá trình nhưng sáng tạo là khoảnh khắc. Khoảnh khắc ấy xảy ra càng đột ngột bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu".Và anh cũng tâm niệm : "Những ngư­ời tìm đến sự hoàn mĩ của hình thức nghệ thuật thường dễ gặp nhau. Mà trong nghệ thuật, trong thơ, hình thức là gì ? Hình thức chính là sự hiện diện nghệ thuật riêng của từng nghệ sĩ. Không có cái hình thức đó thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật.

Tôi nghĩ, với thi phẩm này chẳng hạn, anh đã có được điều đó.

Nhạc tính và bài thơ Đàn ghi ta của Lorca

Thơ luôn chứa trong nó một thứ nhạc tính riêng. Nhạc tính phong phú hay nghèo nàn thuờng tùy thuộc vào ÂM và THANH giàu hay nghèo.

Thơ khác với lời nhạc về âm điệu và cấu trúc. Thơ tự nó có thể đã là lời nhạc, nhưng lời nhạc không nhất thiết phải có cấu trúc của thơ
như ta đã biết đẻ ccaaua tạo nên nhạc tinh(nhạc điêu hay tính nhạc ) trong bài thơ cần dựu trên
* cách phối âm
Nguyên âm mở :a,o,ô ,ơ...(trong âm nhạc ddc gọi là âm giàu)
Nguyên âm khép :i,e,ê,oe...(-------------------------------- nghèo)
* phối thanh

2. THANH: Có 6 thanh: Ngang, Huyền, Sắc, Nặng, Hỏi, Ngã.

• Thanh bằng : gồm có thanh ngang (không dấu) và thanh huyền (\), thuờng để diễn tả sự nhẹ nhàng, mênh mang, bao la...

• Thanh trắc : gồm có sắc (/), hỏi (?), ngã (~), nặng (.), thuờng để diễn tả sự linh động, sắc bén, chất ngất, thống thiết, bi thảm... (

Thơ có nhạc tính do đó nó luôn luôn có nhạc điệu .
Nhạc điệu trong bài thơ thể hiện ở sóng và sự lặp lại .Cũng như âm nhạc thơ ca cũng mạng nhạc điệu lên xuống như những đợt sóng ,khi lên đến cao điểm thì giòng nhạc sẽ được cân bằng với những dòng xuống thấp ,sự lặp lại nhấn mạnh những j in dấu trong não bộ chúng ta .
trở lại bài thơ đàn ghi ta của lorca .ta thấy bài thơ được viết như là một bản đàn,lỜI THƠ NHƯ LÀ LỜI MÔ phỏng âm thanh của tiếng đàn Mở đầu bài thơ là âm thanh "lila lila",tiếp theo là âm điệu từng khổ thơ như những khúc ca và kết thúc lại là âm thanh lila lila.BÀi thơ sáng tạo nhạc điêu thơ bằng âm điệu cảm xúc không phụ thuộc vào vần luật ,những cảm nhận của Thanh thảo tựa như cảm nhận của fiawcs mơ ,không cần một sự tương đương với hiện thực .
trong thi phảm đàn ghi ta của lorca ,tác giả tạo nên tính nhạc bằng cach sử sụng nhiều điệp ngư ,điệp kiểu câu với vần điệu tạo ra nhịp điêu dào dạt

những tiếng đang bọt nước
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
những điệp khúc tạo nên âm nhạc bằng hình ảnh"bọt nước;tròn bọt nước vỡ tan .ròng ròng,máu chảy" bằng phép chuyển dổi cảm giác
màu sắc"nâu ,lá xanh biết mấy" .
những hình ảnh tuợng trưng"tây ban nha áo choàng đỏ gắt ,áo choàng bê bết đỏ ,giọt nước mắt vầng trăng,đường chỉ tây đã đứt " ,điệp ngữ...tả hơi thơ dạt dào cảm xúc ,tả tiếng đàn thơ phong phú
Những vần chân "ấy .mấy ,chảy"với nguyên âm mở tạo âm điệu day dứt vang vọng cảm xúc đau đớn
nhạc tính trong bài thơ thể hiện bằng cách sử dụng các dong thơ liền mạch và khổ thơ như là ca khúc .ta thấy trước mỗi dòng thơ tác giả đều không viết hoa chữ cái đầu câu tựa như lời ca cứ nối tiếp lên xuống như những nhịp sóng không bao giờ đứt đoạn .
nhạc tính trong bàithơ còn được gợi lên với âm thanh mở đầu là "li la li la" và đóng lại bài thơ cũng là âm thanh "li la li la" như tiếng đàn thơ lorca vẫn cứ ngân nga ,tâm hồn thơ lorca vẫn nở những đoá hoa xứ tây ban nha thơm ngát cho đời .....................

Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca

TS. Chu Văn Sơn

Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là "thi trung hữu nhạc". Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu tính của thơ. Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc là phần tinh chất của cảm xúc thơ đã được điệu thức hoá. Ngân nga cả bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là phần hồn của thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là nói nhạc của ngôn ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên tiếng nói riêng của mình.


Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là "thi trung hữu nhạc". Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu tính của thơ. Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc là phần tinh chất của cảm xúc thơ đã được điệu thức hoá. Ngân nga cả bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là phần hồn của thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là nói nhạc của ngôn ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên tiếng nói riêng của mình.

Không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của nhạc nữa. Bao đời nay, đã có biết bao yếu tố nhạc từ vương quốc âm nhạc đã vượt biên, rồi nhập tịch vào thơ, ban đầu, tạm trú, về sau, thường trú. Thậm chí, nhờ sự cưu mang quá sâu nặng của thơ, trải đời này đời khác, mà nhiều thứ đã được... đồng hoá luôn. Dân ngụ cư đã biến thành dân sở tại. Gốc gác âm nhạc của chúng, đôi khi, chỉ còn là kí ức xa xăm. Đó phải chăng cũng là một kiểu hoà nhập tiếp biến ?

Là một tay bút ham cách tân, Thanh Thảo cũng đã tạt sang âm nhạc vay mượn không ít vốn liếng đem về đầu tư cho thơ mình. Để làm các trường ca Những người đi tới biển, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Đêm trên cát..., anh đã mướn cấu trúc của những bản giao hưởng và xônát. Khiến cho các thi phẩm ấy có cái dáng là lạ như một thứ trường-ca- giao-hưởng. Còn để viết thơ ngắn, lắm khi anh lại giật tạm cấu trúc của ca khúc. Có lúc thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo mới. Cũng có lúc lại làm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới. Nhiều bài thơ ngắn được anh tổ chức khá ngon lành theo thể thức của bài hát. Dáng của chúng nhang nhác như những ca-khúc-thơ. Mà cũng không chỉ vay cấu trúc thuộc văn bản khúc ca, anh còn mượn cả lối diễn tấu ca khúc để làm giàu cho hình thức thơ nữa. Đàn ghi-ta của Lorca là một "ca" như thế chăng ?

Đàn ghita của Lorca

Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường đại học Tổng Hợp Hà Nội, ông vào công tác ở chiến trường chống Mỹ ác liệt. Thanh Thảo được công chúng yêu văn học biết đến qua các tác phẩm mang diện mạo độc đáo về chiến tranh và thời kì hậu chiến như: "Những người đi tới biển" (1977), "Dấu chân qua trảng cỏ" (1958), "Khối vuông ru-bích" (1985), "Từ 1 đến 100" (1988)... Thanh Thảo là nhà thơ đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới thơ Việt. Ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân cho nền thơ Việt đương đại. Bài thơ :"Đàn ghi-ta của Lorca" được ông viết ở trại sáng tác Quân khu 5- Đà Nẵng năm 1979, được công chúng biết đến lần đầu vào 1985 khi tập thơ "Khối vuông ru-bích" ra đời. Đây là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy Thanh Thảo. Bài thơ đã tái hiện được vẻ đẹp hình tượng Garcia Lorca, nhà thơ vĩ đại nhất Tây Ban Nha thế kỉ 20. Federico Garcia Lorca sinh ngày 5/6/1898ở tỉnh Granada, miền Nam Tây Ban Nha. Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn có tài năng về âm nhạc và hội hoạ. Là con chim hoạ mi xứ Espagna, ông sáng tác rất nhiều khúc ngẫu hứng cho ghi-ta. Như một nghệ sĩ du ca lãng tử, Lorca đi lang thang cất lên tiếng hát ca ngợi tự do và cái đẹp cùng cây đàn duyên dáng này. Lorca không chỉ vĩ đại với đất nước TBN, ông còn là nhà thơ vĩ đại đối với toàn thế giới. Người TBN gọi ông là con chim hoạ mi TBN, còn người Mỹ thì coi Lorca như nhà thơ vĩ đại của chính nước Mỹ. Chính những câu thơ mạnh mẽ ,hùng hồn thấm đậm tư tưởng lớn lao , phi thường của Lorca đã khiến cho bọn thể chế độc tài Franco lo sợ. Ngày 19/8/1936, chúng điệu Lorca ra bãi bắn để phi tang 1 con người với những tư tưởng tiến bộ. Là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít, thi thể Lorca được tìm thấy trong đống xác 1500 người trên 1 miệng sâu gần Granada, nơi khởi đầu và cũng là nơi kết thúc sự sống của một con người kiệt xuất, một nhà thơ vĩ đại.
Bài thơ "DGTCLC" thể hiện chân dung đẹp đẽ của nghệ sĩ Lorca trong sự ngưỡng mộ, lòng đồng cảm và sự tiếc thương sâu sắc của tác giả TT. Xuyên suốt bài thơ, song hành với hình tượng Lorca là hình tượng cây đàn. Tiếng đàn cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là linh hồn, là tinh thần của Lorca, và hơn hết là số phận của nhà thơ vĩ đại này:

"Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn"
_PH.G.LORCA_

Bằng hình ảnh cây đàn ghi-ta, nhạc cụ truyền thống tiêu biểu nhất của đất nước và âm nhạc TBN dùng làm hình ảnh biểu tượng nv trữ tình trong bài thơ, tác giả nói đến sự gắn bó máu thịt, suốt đời giữa Lorca và âm nhạc. Qua cây đàn truyền thống của âm nhạc và đất nước mình , một nét độc đáo trong bản sắc văn hoá của con người và đất nước TBN, nhà thơ Lorca đã thể hiện tình yêu sâu sắc ,tha thiết đỗi với quê hương, tổ quốc. Tình yêu nghệ thuật và quê hương đó sẽ mãi mãi sánh bước cùng Lorca đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi sang bên kia thế giới.
Mở đầu bài thơ, ta hình dung ra 1 kgian TBN đặc thủ, 1 đất nước của những làn điệu ghita du dương- Tây Ban cầm, cả tấm áo choàng matador khoác trên mình các đấu sĩ:
"những tiếng đàn bọt nước
TBN áo choàng đỏ gắt
lila lila lila
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn"

Thanh Thảo đã gợi vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ :" tiếng đàn bọt nước" , ta chợt thấy hình ảnh có những nét tương đồng trong ca dao : "Trời mưa bong bóng phập phồng" . Bọt nước dường như là hiện thân của số phận tiếng đànm thật mong manh, ngắn ngủi và dễ vỡ. Câu thơ tuy giản dị nhưng khắc hoạ rõ nét định mệnh phũ phàng, chông gai đang đón chờ người nghệ sĩ tài hoa phía trước.
Nếu như "tiếng đàn" khiến ta nghe được âm thanh, "bọt nước" gợi ta thấy được hình ảnh, thì câu thơ trên là kết quả của sự kết hợp tài tình giữa cơ quan thính giác với thị giác để ta có thể cảm nhận tiếng đàn 1 cách rõ nét và sâu sắc. TT đã rất thành công khi cấu tạo nên hình ảnh bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác, gây ấn tượng cho người đọc.

"Tấm áo choàng đỏ gắt" nhắc ta nhớ tới những đấu trường bò tót truyền thống ở TBN . Thế nhưng, trong bối cảnh chính trị ngột ngạt và căng thẳng lúc bấy giờ, thì đây lại là một đấu trường xã hội bạo lực và đẫm máu giữa nền chính trị độc tài và khát vọng dân chủ tự do, cũng như nền nghệ thuật già nua với khát vọng cách tân, đổi mới nghệ thuật. Dù trong đấu trường chính trị, nghệ thuật hay số phận thì Lorca mãi là người đấu sĩ đơn độc và cô đơn.

Giữa bầu không khí sôi sục của bạo lực, của máu, tiếng đàn ghi-ta vẫn cất lên du dương và êm đềm :"lila lila lila" như muốn xoa dịu, trấn an con người, góp phần xua đi sự hiện diện của bạo tàn, tội ác nơi đây. Đặc biệt, câu thơ còn vẽ ra 1 bức tranh đầy ý nghĩa : Giữa cánh đồng xơ xác đầy gai nhọn, sự chết chóc bao trùm, ta chợt nhận ra sự xuấ hiện của loài hoa màu tím: lila-loài hoa đặc trưng cho xứ sở TBN, còn có cái tên khác thật đẹp: tử điinh hương. Loài hoa ấy như biểu tượng của sự kiên cường, sức sống, đem lại hoà bình nơi tội ác đang ngự trị. Như vậy, chỉ với 1 dòng thơ "lila lila lila", tác giả TT đã khéo léo hoà quyện hai yếu tố âm thanh và màu sắc để phác lên nỗi buồn mang mác, dìu dịu của người nghệ sĩ lãng du, yêu tự do khi đứng trước tỉnh cảnh rối ren của nước nhà.

Như vậy, dù ở góc độ nào, ta cũng nhần ra đây là cuộc đấu không cân sức, Lorca đang rất đơn đọc trên hành trình lí tưởng đầy gian nan, soi bóng lẻ loi giữa con đường đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng hát hộ thân.
Với tiếng đàn, người nghệ sĩ du ca lãng tử Lorca đi lang thang , chếnh choáng trong men hơi say của đất trời nghệ thuật. Chàng là người cất tiếng hát ca ngợi tự do và cái đẹp trong một thế giới bạo tàn và tăm tối:

" đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn"

Lấy trăng làm bầu bạn, lang thang trên yên ngựa tiến về 1 nơi vô định, Lorca gợi cho ta nhớ về chàng hiệp sĩ Đôn Kihote nổi tiếng của nhà văn Xécvantec. Nhưng nếu Đôn Kihote bước tới phía trước với niềm hứng khởi trên con đường làm hệp sĩ, thì Lorca lại cất bước lang thang với nỗi buồn vô hạn trên con đường nghệ thuật còn bế tắc. Nếu Đôn Kihote có người giám mã trung thành Xancho Panxa kề cận, thì Lorca chỉ có mảnh trăng cô đơn làm tri kỉ. Như vậy, dù ở phương diện nào, Lorca mãi lad 1 thi sĩ, 1 chiến sĩ cô độc , lẻ loi với lí tưởng , mục đích nghệ thuật riêng.

Qua khổ thơ đầu bài, hình tượng Lorca được cảm nhận ở nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ khác nhau, thông qua những nét chấm phá, những mảng màu dường như không đồng chất, đồng tông, TT đã dựng lên 1 khối toàn vẹn về 1 nghệ sĩ tài năng và chân chính nhưng có 1 sp oan khốc trong môi trường chính trị bạo tàn.

" TBN
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du"

Với sự chuyển ý nghĩ và cảm xúc thật bất ngờ, cái chết của người nghệ sĩ thật đột ngột và đau đớn. Những tiếng hát "nghêu ngao" vô mục đích chợt im bặt. Thay vào đó là cảm giác "bỗng kinh hoàng" , 3 tiếng ngắn ngủi nhưng đã thể hiện rất trọn vẹn sự sửng sốt, bất ngờ của toàn thể nd TBN trước sự ra đi của nhà thơ tài năng vĩ đại Lorca. Có thể nói đây là cái chết gây chấn động, ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại.
Nếu như màu "đỏ gắt" ở đầu bài thơ là tượng trưng cho chiến trường xã hội, thì hình ảnh "bê bết đỏ" ở sau là màu của máu, là dấu hiệu của sự chết chóc, tang thương. Và Lorca như một đấu sĩ bị hành hình trên đấu trường chính trị TBN trong bầu không khí tai ương bao phủ:
"Lorca bị điệu về bãi băn
chàng đi như người mộng du"

" Tôi không muốn nhìn thấy máu!" (Que no quiero Verla!) Lorca đã thảng thốt kêu lên trong 1 bài thơ định mệnh của mình, bài " Bica cho Igracio Sanchez Meijas". Nhưng "máu đã chảy tràn" chỉ 1 năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó là của Lorca. Ngay ở câu đề từ bài thơ :" Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", ta dễ dàng nhận ra Lorca luôn dự cảm và ám ảnh bởi cái chết, thế nhưng ông cũng không ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình quá sớm, ở cái tuổi 38, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa và bao nhiêu hoài bão, khát vọng còn dang dở. Vậy nên "chàng đi như người mộng du", đầy bàng hoàng và đau đớn , khi con đường nghệ thuật biết bao công sức gây dựng, như 1 toà lâu đài nguy nga tráng lệ , giờ đành bỏ hoang.
Lorca từng suy nghĩ về cái chết , từng tự trả lời câu hỏi :"Mình sẽ chết như thế nào? Ở đâu?" Và Lorca muốn được chết " tử tế trên giường mình", muốn được nằm trong đất cùng với cây đàn thơ của mình. Nhưng sự Bạo Tàn nào chịu buông tha cho ai. Bọn Phát xít là giống ruồi nhặng, là mầm mống cái chết mang hình con nhặng, "cái chết đẻ trứng vào vết thương" như 1 câu thơ của Lorca đã chỉ chính xác. Đau đớn thay, trong thơ của Lorca lại mang nặng những vết thương, những nỗi đau, trăn trở trở về con người và sự tự do. Lorca trở thành nạn nhân của bọn phát xít Franco là điều ko thể tránh khỏi. Nhưng nghiệt ngã thay, chúng ko những là kẻ sát nhân, à còn là những tên tội đồ dám ra tay sát hại cái đẹp, thủ tiêu cái tài, huỷ diệt nghệ thuật chân chính.
Khi đứng trước họng súng tử thần, ai cũng có những hồi tưởng về quá khứ, về những kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Lorca cũng không phải là ngoại lệ, tâm tưởng chàng hiện lên như 1 thước phim quay chậm về những gì chàng đã trải qua: có ngọt ngào và đắng cay, có đau khổ và hạnh phúc:

" tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita lá xanh biết mấy
tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghita ròng ròng
máu chảy"

Tiếng đàn của Lorca vửa có đầy đủ các cung bậc, vừa tái hiện những màu sắc hình khối đầy tính tượng trưng và biểu cảm.
Màu nâu là màu sắc có sự biến ảo nhiều nét nghĩa. Có khi là màu nâu của chất liệu cây đàn, có khi là màu nước da của những cô gái Di gan cuồng nhiệt, sôi nổi. Và đặc biệt đó cũng là màu của đất mẹ TBN thân yêu. Trên phông nền của màu nâu, Lorca nhớ về bầu trời tượng trưng cho sự tự do, nhớ về cô gái Digan, hình ảnh tiêu biểu cho xứ sở TBN. Như vậy, chỉ thông qua 2 câu thơ, ta nhận ra cảm xúc chủ đạo của Lorca khi cận kề cái chết là nỗi niềm hướng tới quê hương, tổ quốc. Chuyển sang màu xanh của lá, màu xanh của hy vọng, của khát vọng sống, tuổi trẻ, niềm tha thiết của Lorca với cuộc sống trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thông qua những hình ảnh thị giác ("tròn","vỡ tan") ,âm thanh thính giác ("rongf ròng","máu chảy"), TT đã thốt lên sự nuối tiếc ,ngậm ngùi cho 1 vẻ đẹp nghệ thuật đang bị phá huỷ. Tiếng vỡ oà, tức tưởi cất lên đau đớn đến xót xa.
Phép điệp "tiếng ghita" chạy trước bài thơ vừa dẫn dắt mạch thơ vừa liên kết khổ thơ ,tạo nên độ luyến láy của 1 bản nhạc. Tiếng đàn đã tạo nên hình sắc, hoá thân thành số phận, linh hồn , nghệ thuật của người nghệ sĩ Lorca. Như vậy, cái chết bất ngờ của Lorca đã được diễn tả bảng hình ảnh thực, tạo cú sốc dây truyền theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắcm hình khối ("dòng máu chảy") . Chỉ qua âm thanh mà ta có thể cảm nhận đủ mọi dáng vẻ, sắc màu, linh hồn của con người và thần thái của vạn vật. Có thể nói nếu Lorca là 1 nghệ sĩ tài hoa, kiệt xuất thì TT cũng thực sự là 1 nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy.

"Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng"

Nhà thơ TT đã lấy lời di chúc của Lorca :"Khi tôi chết ..." làm lời đề từ cho bài thơ của mình . Đậy chính là di ngôn đầy tâm huyết của 1 người nghệ sĩ chân chính. Lorca ko muốn nghệ thuật của mình vì được công chúng yêu mến mà đưa lên đài danh dự rồi vô tình trở thành vật cản trên con đường cách tân, phát triển thơ ca của thế hệ sau. Thơ ca cũng như văn chương, luôn cần hơi thở mới. Như nhân vật Hộ trong tác phẩm của NC từng nhận xét : "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những cái gì chưa có". Hay Đại thi hào M.Gorki cũng từng thốt lên : "Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật"

Thế nhưng, trái ngược với tâm nguyện của Lỏca :" không ai chôn cất tiếng đàn" và thực tế dù có muốn chôn vùi cũng không được. Đây là một tiếng đàn, một giá trị tinh thần chứ không phải là một cây đàn vâth thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó vẫn ko ngừng vươn lên, lan toả ngay cả khi người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nó đã ra đi.

Đau đớn thay, cái chết thực sự của 1 nhà cách tân là khi khát vọng, sự nghiệp của anh ta ko có ai kế tục, nhưng cái chết đau đớn hơn của 1 nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sự sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ và trở thành 1 bức tường kiên cố, cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.

Bằng biện pháp so sánh "cỏ mọc hoang", nhà thơ TT đã thể hiện sức sống mãnh liệt, sự bất tử, sự lan toả của nền nghệ thuật chân chính. Câu thơ "Giọt nước mắt vầng trăng" gợi cho ta sự ngưng đọng của buồn đau, thương xót. Giọt nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng đó cũng là những giọt nước mắt của anh hùng:

"Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo" (Nguyện Đình Chiểu)

Tại giếng nước, nơi kẻ thù vứt xác Lỏca lại là nơi toả sáng tâm hồn chàng như có ánh trăng soi vào : "tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm...tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ..."
Thông qua đoạn thơ, tác giả đã gửi gắm nỗi đau xót, thương tiếc cho hành trình nghệ thuật còn dang dở của Lorca, đồng thời thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự bất tử của nghệ thuật chân chính.

" đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc"

Nếu như hình ảnh "đường chỉ tay" là hiện thân cho thiên mệnh thì biểu tượng "dòng sông" là vạch mốc ngăn cách 2 cõi âm dương. "Đường chỉ tay đã đứt" thể hiện cho cái hữu hạn, cho số phận con người, tượng trưng cho cú giáng phũ phàng, trái ngang của số mệnh, đối lập với "dòng sông vô cùng", tượng trưng cho sự vô hạn, dòng chảy cuộc đời, dòng chảy nghệ thuật và sự siêu thoát về cõi hư vô.

Hình ảnh "chiếc ghi-ta màu bạc" là biến ảnh của chiếc ghita nâu khi đã sang cõi khác. Sự biến chuyển màu sắc từ nâu sang bạc tức là sự biến đổi trạng thái từ thực sang hư, từ cõi dương sang cõi âm. Đặc biệt màu bạc là màu của sự vĩnh hằng, ánh bạc biêng biếc tạo nên sự hư ảo của 1 màu huyền thoại.

Hãy nhắm mắt và lặng lòng để chiêm ngưỡng 1 sự siêu thoát, 1 sự hoá thân. Trên dòng sông của định mệnh, của thời gian vĩnh cửu, ta thấy bóng chàng Lorca "bơi sang ngang, trên chiếc ghita màu bạc". Chàng đang vẫy tay chào nhân loại để đi vào cõi bất tử. Chiếc ghi-ta chàng gắn bó suốt cuộc đời nay cũng là con thuyền thơ cùng chàng đi về miền đất hư vô, huyền thoại.

"chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt"

Lorca đã ném "lá bùa cô gái Digan" vào xoáy nước 1 cách dứt khoát. Chàng còn cần lá bùa hộ mệnh làm gì khi nó ko thể giúp chàng níu kéo sự sống? Lá bùa định mệnh dần dần trôi vào xoáy nước, khép lại cuộc đời Lorca, một người chiến sĩ phát xít kiên cường, vĩ đại.

''Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan''..Từ '' tròn'' ở đây là ý nói đến sự hoàn mỹ về nghệ thuật của Lorca,hay ta có thể hiểu là về tài năng của Lorca đã đạt đến sự hoàn thiện ..Nhưng, tài năng ấy đã ''vỡ tan'' đi mất rồi..Và sẽ ko còn 1 tài năng nào tương tự như thế nữa..
''Tiếng ghita ròng ròng máu chãy''. Tiếng ghita vừa là tài năng và vừa là cuộc đời đầy nghiêt ngã của Lorca, Từ một vật có vẽ như vô tri vô thức nhưng nó đã hoá thân thành 1 con người và con nguòi này có cảm giác rất thực như những con người trên trần thế này. ''Ròng ròng''...Ôi! Một cảm giác đầy xót xa và đầy tiếc nuối... Và dường như nổi xót xa ấy càng dâng trào hơn nữa khi nó được kết hợp với từ ''máu chảy''. Cuộc đời của Lorca - 1 tài năng khao khát cách tân nghệ thuật nay còn đâu...?

Trái tim đã dừng nhịp đập, cũng như khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật đã phải ngừng lại mãi mãi. Chàng nghệ sĩ du ca Lorca đã câm lặng, tự nguyện chôn vùi, hi sinh vì nghệ thuật mà suốt đời chàng theo đuổi.
Với hình ảnh đầy chất mộng, câu thơ đã tái hiện sự giã từ của Lorca, thật thanh thản, nhẹ nhàng, đậm chất nghệ sĩ. Chàng đã có thể thực sự chia tay với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian để nhắm mắt yên nghỉ trong giấc ngàn thu.

"lila lila lila..."

Những âm thanh, nốt nhạc xao xuyến của tiếng đàn sẽ mãi ngân nga, vang vọng trong lòng độc giả nói chung và người yêu thơ Lorca nói riêng. Những đoá hoa tử đinh hương tím ngát âm thầm tiễn biệt linh hồn Lorca. Có thể nói sự vùi dập đã nhường chỗ cho sự thăng hoa, sự đau đớn đã nhường chỗ cho sự tôn vinh.

Bài thơ có mạch cảm xúc rất đa dạng. Từ sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với người nghệ sĩ tự do, cô đơn đến nỗi xót thương, đau đớn trước cái chết oan khuất của 1 con người có tài năng xuất chúng. Cuối cùng, khép lại bài thơ là tấm lòng ngưỡng mộ, niềm tin vào sự bất tử của Lorca. Qua đõ nhà thơ TT đã khắc hoạ 1 hình tượng Garcia Lorca huyền thoại. Xuyên suốt bài thơ, song hành cùng hình tượng Lorca chính là cây đàn thơ muôn thuở. Đàn ghi-ta là tâm hồn của chính Lorca, là khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhịp trái tim mình với quần chúng nhân dân và toàn thể nhân loại.
Bài thơ "Đàn ghi-ta của Lorca" ; là tp tiêu biểu cho tư duy thơ của TT: với nội dung giàu chất suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại, mạch cảm xúc mãnh liệt và phóng túng, cùng với lối biểu đạt ấn tượng và hiệu quả, bài thơ sẽ mãi vấn vương, in dấu sâu đậm trong lòng người đọc.

"Tôi không muốn nhìn thấy máu!" (Que no quiero Verla!) Lorca đã thảng thốt kêu lên trong 1 bài thơ định mệnh của mình, bài " Bica cho Igracio Sanchez Meijas". Nhưng "máu đã chảy tràn" chỉ 1 năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó là của Lorca. Ngay ở câu đề từ bài thơ :" Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", ta dễ dàng nhận ra Lorca luôn dự cảm và ám ảnh bởi cái chết, thế nhưng ông cũng không ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình quá sớm, ở cái tuổi 38, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa và bao nhiêu hoài bão, khát vọng còn dang dở. Vậy nên "chàng đi như người mộng du", đầy bàng hoàng và đau đớn , khi con đường nghệ thuật biết bao công sức gây dựng, như 1 toà lâu đài nguy nga tráng lệ , giờ đành bỏ hoang.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

9 câu đầu bài "Đất Nước"

Anh chị hãy trình bày những cảm nhận về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương "Đất Nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng").
Bình giảng đoạn thơ sau:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
(...) Đất Nước có từ ngày đó".
Bài làm
Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,... ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị - Thiên; trường ca "Mặt đường khát vọng" được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V "Đất Nước" trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng".
Phần đầu 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lâu đời. Tục ăn trầu, cổ tích Trầu - Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà "mẹ thường hay kể":
"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".
Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trong dòng chảy thời gian "đằng đẵng", trên không gian địa lí "mênh mông", qua sự tích "Trăm trứng" và giỗ Tổ Hương Vương. Nhà thơ bằng giọng tâm tình đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn năm trở về cội nguồn Đất Nước:
"Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(...) Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ".
Tục "bới tóc xăm mình" của người Lạc Việt, câu ca dao "gừng cay muối mặn" nói về đạo vợ chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên "cái kèo, cái cột thành tên", công việc cấy cày làm ăn "xay, giã, giần, sàng" được chỉ rõ. Cội nguồn "Đất Nước có từ ngày đó".
Đất Nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại:
"Đất là nơi "con chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá Ngư Ông móng nước biển khơi".
Đất Nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, "trong anh và em hôm nay - Đều có một phần Đất Nước". Mai này Đất Nước nhiều "mơ mộng". Yêu nước là nghĩa vụ thiêng liêng:
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa than cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời".
Phần thứ hai có 68 câu (Văn 12 chỉ trích học 47 câu) nói về tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân". Nhân Dân sáng tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnh đều biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, "lối sống" của ông cha như tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình yêu lứa đôi thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, truyền thống hiếu học của Nhân Dân ta:
"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
99 con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương".
Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc Ông Trang... đều do Nhân Dân ta "góp cho", "cùng góp cho", "góp tên" - mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ.
"Bốn nghìn lớp người" đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước: "Khi có giặc người con trai ra trận - Người con gái trở về nuôi cái cùng con - Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh". Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại:
"Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước".
Nhân Dân là người sản xuất "giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng". Nhân Dân đã sáng tạo ra ngôn ngữ "truyền giọng điệu của mình cho con tập nói". Nhân Dân đã diệt thù trong giặc ngoài để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp:
"Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại".
Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục, ngôn ngữ để cảm nhận về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước, khẳng định Nhân Dân vĩ đại đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Chương "Đất Nước" chứa chan tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
Bình giảng đoạn thơ.
Đoạn thơ 9 câu dưới đây trích trong phần đầu chương "Đất Nước" thuộc trường ca "Mặt đường khát vọng" (1971) của Nguyễn Khoa Điềm:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
.....
Đất Nước có từ ngày đó".
Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa của Đất Nước.
Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kể chuyện cổ tích, như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dân tộc. Bốn chữ "ngày xửa ngày xưa" dùng rất khéo:
"Khi ta lớn lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể".
Chữ "có" trong "đã có rồi", "Đất Nước có trong những cái..." đã làm cho ý thơ khẳng định, tỏa sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu - Cau gợi lên hình ảnh Đất Nước xa xưa, "Đất Nước bắt đầu"... Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sự vươn mình của dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi "Đất Nước lớn lên". Câu thơ mở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần lưng (đầu - trầu, ăn - dân) nên vẫn thanh thoát, giàu âm điệu:
"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".
Hai chữ "lớn lên" liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược.
Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phong tục "bới tóc" của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: "Tay bưng chén muối đĩa gừng - Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" đã nhập hồn vào câu thơ Nguyễn Khoa Điềm:
"Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn".
Chuyện "ngày xửa ngày xưa" nhưng vẫn hiện diện trên "tóc mẹ", trong tình thương của "cha mẹ" bây giờ. "Đất Nước đã có rồi", "Đất Nước có...", "Đất Nước bắt đầu", "Đất Nước lớn lên" và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta.
Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng: "Cái cột, cái kèo thành tên". Nhân Dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề trồng lúa nước tạo nên nền văn minh sông Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng công sức "một nắng hai sương", thì ngôn từ "xay, giã, giần, sàng" cũng xuất hiện. Tiếng Việt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta. Cách nói của Nguyễn Khoa Điềm thật ý vị:
"Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó".
Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của Đất Nước "ngày xửa ngày xưa" đồng hiện trong "miếng trầu bây giờ bà ăn". Có Đất Nước anh hùng "biết trồng tre mà đánh giặc". Có Đất Nước cần cù trong lao động sản xuất: "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng". Có nền văn hóa giàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tục bới tóc), qua tục ngữ ca dao "gừng cay muối mặn", qua cổ tích thần thoại, truyền thuyết.

Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu, cây tre, tóc mẹ,... Có "gừng cay muối mặn", cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v... Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Tưởng tượng thì phong phú, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã "nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp" để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: "tổng - phân - hợp"; mở đầu là câu "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi", khép lại đoạn thơ là câu "Đất Nước có từ ngày đó". Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước thân yêu.

Trách nhiệm đối với "Đất Nước"

Phân tích đoạn thơ sau đây trong ''Đất nước'' : Từ "…Trong anh và em hôm nay...Làm nên Đất Nước muôn đời..."

Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm:
…Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
---------------------------
Phân tích đề

Đề yêu cầu phân tích một đoạn trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Cần lưu ý: bài thơ Đất nước là một phần của trường ca Mặt đường khát vọng. Cả bản trường ca có chung một nguồn cảm hứng to lớn là cảm hứng về đất nước được gợi lên từ những năm tháng nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bài thơ Đất nước là phần cảm hứng ấy được thể hiện một cách tập trung nhất, cùng với những suy ngẫm của tác giả, một nhà thơ trẻ khi đối diện với chiến tranh.

Đoạn trích ở đề, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện suy nghĩ của mình về mối quan hệ riêng – chung, quan hệ cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc. Dĩ nhiên, những suy ngẫm ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả.


Bài làm

I. MỞ BÀI

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ, cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên tưởng phong phú. Đất nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng (1971) khá điển hình cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng ấy.

Đoạn trích ở trên thể hiện suy nghĩ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ riêng – chung, quan hệ cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc. Những suy nghĩ ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả. Do đó, có sức lay động tâm tư người đọc.

II. THÂN BÀI

1. Phân tích 9 dòng thơ đầu: Cảm nhận mới của nhà thơ về đất nước

Chín dòng thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận của mình về đất nước. Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hoá dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:

Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước

Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đôi mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Điều này chưa hẳn đã mới, trong ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Quê hương là tất cả những gì gắn bó ruột rà với con người. Đó là nơi ta yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó là từng miếng ăn quê kiểng mỗi ngày...

Song, cái mới ở khổ thơ của Nguyễn Khoa Điềm là Đất Nước ở trong mỗi một con người, Đất Nước ở trong ta : Trong anh và em ... Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Đất Nước là máu xương của mình. Đó là nhận thức mới về đất nước. Nhận thức ấy được nêu ra để dẫn dắt đến một ý tứ khác của những dòng thơ ở cuối khổ này (từng cá nhân phải làm gì cho đất nước)

Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu:

Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai câu thơ cũng là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý. Cả bốn dòng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ (hài hoà, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức nặng của tình cảm chân thành. Những câu thơ này còn có một tầng nghĩa thứ hai, tác giả không trực tiếp nói ra. Đó là đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng không phải một giá trị bất biến, có sẵn. Đất nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với đất nước.

Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất nước ở tương lai:

Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng…

Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân.

Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu thơ trên còn là một khát vọng: Đất nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều hơn thế nữa.

2. Những khổ thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...

Cấu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất nước là ... nêu lên một tiền đề. Từ tiền đề ấy, phải biết.../ phải biết... để làm nên ... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Ở đây có những từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hoá thân, dáng hình, muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất nước là máu xương của mình. Máu xương là sự sống. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì đó với máu xương, bởi nó có ý nghĩa biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời!

Những câu thơ in đậm chất duy lý (khá chặt chẽ, logic) cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó thiết tha, thúc giục lòng người.

III. KẾT LUẬN

Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm gì cho Tổ quốc, giang sơn.

Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Con sẽ mang Đất Nước đi xa...

Bánh mì VN làm "khuynh đảo" ẩm thực Mỹ
Sau món bánh thịt chiên giòn của Mexico, thì bánh mì Việt Nam (chữ "bánh mì" được viết nguyên cả dấu) đang trở thành món ăn thu hút sự chú ý.
> Kinh nghiệm mua sắm ở Mỹ

Theo Báo Restaurant News hôm 6/10, từ rất lâu trước khi hệ thống hàng ăn nổi tiếng Chipotle mở cửa hồi tháng trước tại thủ đô Washington (Mỹ) với bánh mì Việt Nam là một món ăn chính, thì chuỗi cửa hàng Lee Sandwiches đã có tới 43 địa điểm với số lượng còn tiếp tục tăng.


"Bánh mì" có chỗ trong từ điển The Oxford English Dictionary

Tại trung tâm tài chính New York, cửa hàng Baoguette mới đi vào hoạt động được 2 năm đang có kế hoạch mở địa điểm thứ 5 để bán bánh mì Việt Nam. Trước đây bánh mì Việt Nam thường chỉ xuất hiện ở những quán ăn dành cho người Việt hoặc châu Á thì nay đã có mặt thường xuyên trong thực đơn, từ đầu bếp trưởng nổi tiếng David Chang tại New York, cho đến các xe tải nhỏ Nom Nom bán thực phẩm ở Los Angeles và San Francisco.
Khái niệm bánh mì đang ngày càng thân thuộc và không có gì ngạc nhiên khi vào một cửa hàng ăn, dù không hiểu tiếng bản địa, nhưng bạn sẽ nghe rất rõ tiếng khách hàng yêu cầu món "bánh mì" cho thực đơn của mình. "Bánh mì" ở đây là một món bánh mì dài kẹp truyền thống với một ít rau tươi, trộn nước thịt, có thể thêm pa tê và mayonaise. "Bánh mì Việt Nam" thông thường làm từ bột mì và bột gạo với vỏ bánh cứng. Các ông chủ của cửa hàng lớn cho biết, đây chính là "bản sắc" của bánh mì sẽ xuất hiện trước đông đảo người dân tại các thành phố khắp nước Mỹ.
Một trong những chuỗi cửa hàng bánh mì lớn nhất nước Mỹ là Lee’s Sandwiches, đặt trụ sở ở San Jose, bang California với 43 cửa hàng tại 5 bang khác. Giám đốc phụ trách marketing của Lee’s Sandwiches Thang Hoang cho biết, sẽ có thêm 15 cửa hàng mới từ giờ đến cuối năm. "Chúng tôi là người Việt Nam", Thang Hoang nói, "và chúng tôi biết bánh mì của chúng tôi là ngon nhất". Trong khi đó, chuỗi cửa hàng của Michael Bao và vợ Thao Nguyen, Baoguette, bắt đầu từ một cửa hàng bánh mì Việt Nam tại New York năm 2009. Và họ đã có thêm 4 cửa hàng khác trong vòng hai năm, thậm chí còn đang ý tưởng đưa tên tuổi cửa hàng vượt ra ngoài phạm vi New York.

TheoD.Thùy
Đất Việt

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

K1 bài Tây Tiến

Câu 3a:
I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ.
II. NỘI DUNG CHÍNH (thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý sau
đây) :
1. Khái quát tác phẩm
- Bài thơ “Tây Tiến” là sự hòa quyện giữa ba cuộc đời: cuộc đời của một vùng đất xa xăm của Tổ quốc
nhưng rất đỗi thân thương với chúng ta; cuộc đời của những người lính trẻ hào hoa , hào hùng, giàu lí
tưởng , sống xả thân vì nước; cuộc đời của Quang Dũng – nhà thơ áo lính, gắn bó máu thịt với chiến
trường miền Tây và binh đoàn Tây Tiến.
2. Cảm xúc xuyên suốt bài thơ: những hoài niệm nhớ thương về một thời “chinh chiến cũ” với chiến
trường miền Tây dữ dội và đồng đội thân yêu. Sau những bước chân trường chinh, Tây Tiến, đoàn binh
đã được biên chế thành những đơn vị khác. Vì thế bài thơ lúc đầu có tựa đề "Nhớ Tây Tiến", về sau
Quang Dũng mới đổi thành "Tây Tiến".
3. Nội dung 14 dòng thơ
- Hình tượng người lính với sự hoà trộn các sắc màu vừa hiện thực vừa lãng mạn đã được hiện ra ngay
từ phần thứ nhất của bài thơ:
+ Mô tả vẻ đẹp của người lính gắn liền với những chặng đường hành quân của họ. Thiên nhiên và con
người đan xen hoà quyện lẫn nhau để tạo nên bức tranh kì vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của thiên nhiên cùng
với tầm vóc lịch sử lớn lao của con người.
+ Tây Tiến lại được bắt đầu bằng nỗi nhớ về một dòng sông với âm hưởng vô cùng tha thiết
với nhớ thương qua dòng thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
- Trước hết phải thấy Quang Dũng đã tạo nên trong Tây Tiến một thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bí hiểm,
vừa thơ mộng vừa khắc nghiệt như một cái nền làm nổi bật hình tượng người lính.
+ Bức tranh thiên nhiên vô cùng đặc sắc bởi nó được tạo nên từ một thứ ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình.
Mô tả thiên nhiên mà ta như thấy những bước chân quả cảm của đoàn binh Tây Tiến đang đạp bằng mọi gian
khổ mà thiên nhiên thử thách, mọi hiểm trở mà thiên nhiên đe doạ. Ta không chỉ thấy một Sài Khao sương lấp,
một Mường Lát hoa về trong đêm hơi mà còn thấy cả những chặng đường khúc khuỷu, cheo leo.
+ Đó là hình ảnh người lính hiện ra như một đoàn quân mỏi nhưng cũng lại là người lính tâm hồn tràn
đầy chất thơ nên giữa bao nhiêu mỏi mệt vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng, vẻ đẹp của một "Mường Lát
hoa về trong đêm hơi". Người lính như thả hồn vào cõi mộng của đêm hơi giữa núi rừng, tận hưởng hương
thơm của hoa rừng.
+ Đó còn là hình ảnh những người lính vượt muôn trùng dốc với bao nhiêu vất vả bởi những "khúc
khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" nhưng đột nhiên lại xuất hiện ở tầm cao đỉnh trời trong tiếng cười lạc quan với
chi tiết "súng ngửi trời".
+ Đó còn là hình ảnh về sự “dãi dầu” vất vả cùng với sự hy sinh lặng lẽ mà rất anh hùng của những
người lính Tây Tiến dọc theo chặng đường hành quân. Thương nhớ vô cùng trong 2 chữ "anh bạn" mà nhà thơ
đã nói về đồng đội của mình , bởi đó là những người bạn đã nằm lại dọc đường hành quân. Quang Dũng không
biến nỗi đau ấy thành sự bi luỵ khi nhà thơ viết về sự hy sinh của những người bạn như viết về giấc ngủ của họ. "Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Tinh thần của họ lại vút lên cùng sông núi.
(mở rộng)Họ coi cái chết nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ nhưng sông núi lại để niềm nhớ thương và kiêu hãnh,
hoá thân thành những ngọn thác để “Chiều chiều oai linh gầm thét” vừa thể hiện nỗi đau xé lòng lại vừa thể hiện
khúc tráng ca muôn đời của sông núi hát về sự hy sinh của họ.
- Bao nhiêu lãng mạn gửi vào những chữ "nhớ ôi Tây Tiến...", "Mai Châu mùa em ...". Đó là những chữ
đã để lại trong tâm hồn người lính những vẻ đẹp của miền núi hoang sơ kia, vẻ đẹp mang đậm tình người với
"cơm lên khói" và "mùa em thơm nếp xôi". Lòng người Tây Tiến nhớ mãi "mùa em", mùa những người lính Tây
Tiến gặp em giữa khung cảnh hạnh phúc của xóm làng. Hương nếp xôi cũng từ mùa em mà thơm mãi trong tâm
hồn người lính.
III. KẾT LUẬN
- Tình thơ là những hoài niệm bâng khuâng da diết của tiếng thơ lãng mạn tài hoa của Quang Dũng đã
làm sống lại hình ảnh con đường hành quân gian khổ khốc liệt và tinh thần xả thân vì Tổ quốc của người lính
Tây Tiến năm xưa.
- Hình tượng nghệ thuật vừa bám sát hiện thực lại có sự bay bổng trong sức tưởng tượng của người
đọc bởi chất lãng mạn ấy của hồn thơ Quang Dũng.

Nhân vật Tràng

Câu 3b
Đây là một số gợi ý :
- Giới thiệu Kim Lân : nhà văn sở trường về đề tài nông thôn và nông dân với những hiểu biết sâu sắc và
tình cảm thiết tha; nhân vật của ông thường là những người nông dân lam lũ, nghèo khổ, chất phác, có tâm hồn
cao đẹp. Ông viết không nhiều, nhưng ở giai đoạn cũng đều có những tác phẩm xuất sắc.
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt : có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được sáng tác ngay sau CMT8
thành công. Tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau ngày hòa bình lập lại 1954, Kim Lân đã dựa một
phần vào cốt truyện cũ viết nên truyện Vợ nhặt.
- Nhân vật Tràng :
+ Anh là người lao động nghèo, thô kệch, làm nghề kéo xe thóc cho Liên Đoàn. Anh hiện ra với đầy đủ
những gì chân thật nhất của người thanh niên nông dân nghèo, thô kệch đang bị những lo toan về chuyện đói
khát dày vò. Chiều về , ” chiếc áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước.
Hình như những lo lắng chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của anh “ .
+ Anh là người luôn khao khát hạnh phúc . Cũng như mọi người thanh niên khác, Tràng cũng mong có
một mái ấm gia đình, có một người vợ để yêu thương . Trong lần gặp cô vợ nhặt lần thứ nhất, anh đã hết sức
thích thú khi chị cười đùa vui vẻ với anh vì từ trước tới giờ chưa có ai cười với anh tình tứ như thế. Mong muốn
là vậy . Nhưng anh có đạt được mơ ước đó đâu. Cho nên, câu anh trả lời cô vợ nhặt trong lần gặp thứ hai ( “
Làm đếch gì có vợ “ ) tuy suồng sả, thô lỗ nhưng đã nói lên niềm ước mơ thầm kín sâu xa trong lòng Tràng. Bởi
vậy, khi cô vợ nhặt đồng ý theo anh về, chúng ta hiểu được lòng Tràng sung sướng đến thế nào. Anh đi bên
cạnh chị với một cảm giác mới mẻ, lạ lùng trước giờ chưa từng có. Nó hiện ra cụ thể như có bàn tay ai mơn
man khắp da thịt. Thậm chí đến sáng hôm sau, khi anh đã thực sự có vợ rồi mà anh vẫn cứ ngỡ như trong một
giấc mơ.
+ Với Tràng, chuyện anh có vợ còn là một biểu hiện của niềm tin vào sự sống và tương lai . Vì vậy, khi
anh có vợ, anh thấy anh đã trưởng thành, đã nên người. Anh thấy anh có trách nhiệm đối với gia đình. Anh thấy
yêu thương cái gia đình của anh hơn. Anh thấy anh có bổn phận cùng vợ sinh con đẻ cái xây dựng gia đình.
Anh cũng muốn cùng với mẹ và vợ tham gia vào công việc dọn dẹp nhà cửa cho quang quẻ như để mong cho
cuộc sống được tốt đẹp hơn. Với Tràng, chuyện có vợ là một việc nghiêm túc. Sau khi cô vợ nhặt đồng ý theo
anh về, anh còn đưa chị vào chợ mua một cái rỗ con cùng vài món lặt vặt. Anh lại còn đãi chị một bữa no nê.
Món đồ, bữa ăn như là quà cưới, tiệc cưới của anh với chị. Quà cưới, tiệc cưới của một người thanh niên
nghèo với người vợ nhặt trong hoàn cảnh cái đói, cái chết phủ trùm cả xóm, cả làng. Anh lại còn hào phóng mua
chai dầu hai hào để thắp lên cho nhà cửa sáng sủa trong ngày đầu tiên có vợ.
+ Tin tưởng vào sự sống và tương lai nên tuy bị gánh áo cơm đè nặng, tuy cũng lo lắng vì không biết
thóc gạo nầy có lo nỗi cho bản thân hay không nhưng Tràng vẫn liều nhận cô vợ nhặt về. Ngoài khao khát có
gia đình, hành động của Tràng còn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông hoàn cảnh khốn khó của người
khác nên sẵn sàng cưu mang, đùm bọc . Vì vậy, khi đưa người vợ nhặt về, bên cạnh niềm vui vì có vợ, Tràng
còn thấy lòng tràn đầy tình nghĩa với “ người đàn bà đi bên “. Chẳng phải đó là sự cưu mang của một người khó
khăn với một người còn thê thảm hơn mình rất nhiều lần đó sao ? Như vậy, quả thật với Tràng, hoàn cảnh khó
khăn, đói kém, chết chóc không thể nào làm mất đi niềm tin vào sự sống và tương lai.
- Nhân vật được xây dựng qua các chi tiết ngoại hình, lời nói, hành động. Nhà văn đặc biệt khai thác các
chi tiết về nội tâm để khắc họa sâu đậm tính cách của nhân vật.
- Tràng tiêu biểu cho người lao động có cuộc sống nghèo khổ nhưng bản chất, tâm hồn tốt đẹp: luôn yêu
thương, tương trợ, đùm bọc, nhân hậu và trong hoàn cảnh đói khổ vẫn luôn tin tưởng vào tương lai. Nhân vật
đã góp một phần rất quan trọng vào việc biểu hiện tư tưởng chủ đề, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
-------------
Trần Hồng Đương(TT Luyện thi Đại học Vĩnh Viễn)