Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ...

Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết:"Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ.Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biẻu ý kiến về quan niệm trên.

Không đợi đến thế kỉ XX này con người mới có nhiều quan điểm về văn chương mà ngay ở thế kỉ XiX, Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Nguyễn đã từng có ý kiến “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Song nói như Lê Quý Đôn “Văn chương là của công thiên hạ, ý kiến của mỗi người mỗi khác, phân tích thì đuợc chứ không nên chê mắng”. Cho nên, ý kiến của Nguyễn Văn Siêu đáng nên hiểu lại và hiểu như thế nào cho đúng.
Nguyễn Văn Siêu là một văn sĩ có tài, là bạn thân của Cao Bá Quát từng được người đời tôn thờ là “Thần Siêu, Thánh Quát”. Quan niệm của ông không phải là một quan niệm dễ dãi, điều quan trọng là ta phải hiểu cho đúng ý nghĩa của câu nói “Văn chương chuyên chú ở văn chương”, “văn chương chuyên chú ở con người” là như thế nào?
“Văn chương chuyên chú ở văn chương” là loại văn chương chỉ chăm chút gò câu đẽo chữ, tìm những chữ thật kêu, những điển tích cổ bí ẩn...nói chung đấy là loại văn chương thuần tuý, là “văn” kkhông cần biết nội dung, về tư tưởng, là loại văn chương thuần túy về hình thức.
“Văn chuyên chú ở con người” chính là loại hình văn chương viết lên từ cuộc sống của con người, hướng đến con người, “làm cho người gần người hơn” (Đời thừa – Nam Cao). Ở đây là các yếu tố hình thức là sự phát tiết anh hoa một cách tự nhiên, không cố ý. “Vọt lên từ suối là nước, từ tim người là máu” (Lỗ Tấn).
Như vậy đại ý của câu nói của họ Nguyễn là : Văn chương có giá trị khi lấy đề tài cảm hứng từ con người và vì con người.
Đầu tiên Nguyễn Văn Siêu nói “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ”. Ông thẳng thắn phủ nhận loại văn chương không đem đến một cái gì tốt lành cho con người, văn chương như thế là loại “không đáng thờ” không đáng để đọc, để học hỏi. Văn chương là gì nếu không nói về con người, về nhân sinh? Văn chương đầu cần đến những người thợ mà văn chương chỉ cần những khối óc của những “kĩ sư tâm hồn”. Văn chương mà chỉ như những đoá hoa đẹp nhưng hữu sắc mà vô hương, thì nó đâu còn là văn chương nữa. Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu rất giống như Cao Bá Quát đương thời:
“Đáng phàn nàn cho ta đóng chửa mà gọt giũa câu văn
Lải nhải nhai lại từng câu từng chữ
Có khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời?”
(Đề sát viện Bùi Công, yên đài anh ngữ khúc hậu)
Không giao cảm với đời, văn chương tuôn ra ngọn bút không bắt đầu từ lòng thương cảm sâu sắc mà vì đời thì chỉ là văn chương “một tấc đến trời” , chỉ là một con sâu bé nhỏ hèn mọn ngạo mạn lố bịch có những ý nghĩa ngông cuồng, múôn đo cả vũ trụ. Những lời văn viết ra bằng sự khổ công gọt giũa trong bốn bức tường văn lạnh lẽo sẽ như một sinh vật tự dưỡng, văn chương thiếu cái mở lòng ra đón những vang động cuộc đời, thiếu sự hô hấp các dưỡng khí ngoài cuộc sống thì chỉ nhạt nhẽo, bủng beo có chăng chỉ là những đồ lạ mắt ! Họ Cao cho đó là “đồ con trẻ” là sản phẩm của một đôi tay khéo léo trong tâm hồn rỗng toếch và giả dối. Anh đóng cửa phòng văn để viết những gì? Trong khi văn chương của anh là kia, là bầu trời bạt ngàn gió mới, là nắng ban mai hồng tươi sắc ngói. Anh đóng cửa để làm nghệ thuật, để đuổi bắt nghệ thuật khi nghệ thuật của anh ở ngoài kia, ở ngoài thanh sắc trần gian đầy sôi động: Anh có biết rằng :
Bài thơ anh làm chỉ một nửa mà thôi
Còn một nửa do mùa thu làm lấy
(Chế Lan Viên)
Văn chương chỉ biết lấy chủ nghĩa duy mĩ làm đích thì thử coi có đáng thờ chăng? “Văn chương phải có quan hệ với đời” (Ngô Thi Sĩ ) và “ Cuộc đời là nơi đi tới cũng là điểm khởi đầu của văn chương” (Tố Hữu). Nếu L. Tônxtôi vĩ đại bởi kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” thì cũng chính là kết quả của những lần ông xông pha nơi chiến trận tìm hiểu, ghi chép. Nếu “đóng cửa phòng văn hì hục viết thì Chiến tranh và hoà bình nó có ra đời không? Nếu không gắn bó, đau đời Nguuyễn Du có một Đoạn trường tân thanh không?
Văn chương không thể là như thế, văn chương để người ta gần gũi và tôn kính chứ không phải văn chương “hũ nút” mà người ta có thể “kính nhi viễn chí”. Văn chương như vậy tuyệt đối là không đáng thờ. Khổng Tử đã từng dạy học trò rằng “Từ đạt nhi dĩ hí” (nghĩa là : văn từ cần đạt mà thôi, dễ hiểu mà thôi) điều quan trọng là cái “tâm” của người viết, nghĩa là thực tế, phải sống trong cuộc đời. Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu gần giống như những văn học hiện thực Việt Nam vào giai đọn 1930-1945, lấy con người làm chủ thể sáng tạo, ngòi bút hướng vào con người.
Cuộc đời cũ vốn cuồn cuộn sóng gió bão táp đau khổ ngày đêm cứ đổ dồn dập vào con người, vào nhân loại , là “lương tâm của mọi thời đại” (Balzac). “Văn phải chở đạo”, phải làm cho con người tốt hơn tự hoàn thiện hơn hay ít ra cũng bắt gặp mình trong đó thì đấy mới là “văn đáng thờ”.
Bùi Huy Bích, học trò của Lê Quý Đôn đã viết những ý kiến thật xác đáng: “Người quân tử đời sau biết chăm học chỉ học hỏi để sửa mình rồi dần dần trở thành người có văn chuơng ấy là người bậc nhất. Những người tập làm văn chương rồi thấy đươc nghĩa lí trong đó, là bậc thứ ahi. Còn hạng bét thì chỉ biết có văn chuơng mà thôi”.
Nói đến “Văn chương đáng thờ” Nguyễn Văn Siêu múôn nói đến cái giá trị của văn chương. Là nghệ thuật đi sâu vào thế giới tâm hồn của con người thì văn chương phải vì con người, vì cuộc sống con người, là chiếc đũa thần gợi mở trong con người những cái đẹp cái hay mà triệt tiêu những gì xấu xa, có hại. Văn chương phải hướng đến Chân - thiện- mĩ phải khơi ở lòng người những tình cảm nhân ái, phải đem đến cho con người một tia nhìn mới. Có ai đã không từng thấy một thằng say nhâng nháo chửi đời nhưng có ai nhìn ra một anh Chí ao ứôc một thiên đường lương thiện như Nam Cao chưa? Có ai thấy đựơc thế giới tâm hồn của A. Q chưa? Và có ai đã nhìn thấy được cái tình yêu cao quý của một “thằng gù” cực kì xấu xí như Quazimôđô dành cho Extiranđa chưa? Đọc số phận của chàng Quazimôđô hay Chí Phèo ai mà khôgn nghe dâng lên một tí gì của xốn xanh, của một niềm thương yêu tủi hận như muốn nghẹn ngào...Và ta khẳng định rằng : Vâng, chỉ có những hình tượng xúc động lòng người mói là văn chương, còn thuần tuý dùng kĩ thuật chạm trổ cầu kì, làm xiếc ngôn từ để người ta xem như một trò giải trí, “đọc rồi quên ngay sau lúc đọc” đấy chỉ là “thợ” đàu với những con chữ, chứ không là nhà văn, nhà thơ. Người ta thường truyền giai thoại cụ Nguyễn Công Trứ đả kích lối sống sáo rỗng. Ông gặp các thầy cử trên đưòng khoa bảng, theo yêu cầu của họ, ông ngồi trên lưng bò vàng tủm tỉm đọc “Sông Nhị Hà sâu ba mươi sáu thước. Chim ăn chưa béo, cá không ăn bay về núi Hồng Sơn. Nhớ thủa xưa vua Thần Nông giá sắt, vua ĐẾ Thuấn canh vấn. Cùng quăng, cùgn quẳng, cùng quằng, tổng bất ngoại bò vàng chi liếm lá”. Một mớ ngôn từ vô cùng như thế mà ai cũng cho văn hay ý lạ. Cái tủm tỉm của Tồn Chất thâm thuý hay thay.
Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu đúng song nếu so sánh với quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam - Thế hệ hậu bối của “Thần Siêu” – thì có lẽ nhà văn trẻ này phát biểu toàn diện hơn : “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại,văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúgn ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc đựơc thêm trong sạch và phong phú hơn”
Không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà cụ Nguyễn Du viết:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
(Truyện Kiều)
Rõ ràng, thi sĩ Tiên Điền không hề phủ nhận chữ “tài”. Nhưng nếu coi văn học là một cái cây thì chữ “tài” chỉ là lá cành mà chữ “tâm” kia mới là gốc là ngọn. Cho nên nếu “văn chương” mà chỉ đơn thuần “chuyên chú ở con người” mà không “chuyên chú ở văn chương” thì liệu có còn giá trị nữa không? Còn là một bộ môn nghệ thuật nữa chăng?
Có văn chương nào lại không lấy con người làm đối tượng. M.Gorki đã khẳng định : “Văn học là nhân loại”, ta phải hiểu rằng không thể tách rời văn chương và con người cũng như tách rời nội dung và hình thức biểu đạt của nó. Đành rằng người ta nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng nếu cả gỗ và nước sơn đề tốt thì sao? Lẽ dĩ nhiên là tốt hơn ! Cho nên nếu cái đẹp đích thực thì có chăng là ở thế giới của con người, và vì vậy văn chương chân chính ( nghĩa là văn chương của cái đẹp ) là văn chương luôn đi đến con người và thế giới con người. Văn chương là nghệ thuật, tức là nó đi tìm kiếm, sáng tạo cái đẹp nhưng không thể có một cái đẹp thuần tuý lung linh nào ngoài cái thế giới con người. Đề tài cái đẹp văn chương không cần đâu xa lạ mà ở ngay những giản đơn bình thường nhất. Thực ra, văn chương chuyên chú ở văn chương và “văn chương chuyên chú ở con người” là hai mặt của một tờ giấy trắng. “Văn chương chuyên chú ở con người” nhưng không hề quay lưng với cái Đẹp, và ngược lại. Đỗ Phủ đã từng viết “Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu” ngôn ngữ phải làm cho người ta kính phục nhưng cái chứa đựng trong ngôn ngữ kia là gì mới là quan trọng. Một tác phẩm có giá trị thì không bao giờ là một tác phẩm thô vụng về ý thức: Khi anh nhìn thấy được những gì ẩn chứa sâu xa nhất của cuộc sống, anh đã có một cái tâm vĩ đại thì ắt hản anh không phải là một con người tầm thường, mà anh biết làm thế nào để nhân laọi này hiểu anh, hiểu cái “tâm” của anh - Nguyễn Du để lại một Đoạn trường tân thanh tràn ngập lòng nhân đạo, nhưng ông cũng để lại một công trình nghệ thuật ngôn từ rất đặc sắc phong phú mà nếu thiếu chúng thì nội dung truyện Kiều chẳng làm say mê bao thế hệ con người.
Ở trên ta bàn đến cái khả năng có thể có sự kết hợp giữa “văn chương chuyên chú ở văn chương” và “văn chương chuyên chú ở con người”.Nhưng nếu có một ai đó đưa bạn một sản phẩm và yêu cầu lựa chọn “Đây cái này là tốt gỗ” và đưa một sản phẩm khác bảo là tốt nước sơn, nếu biết giá trị của một cái hào nhoáng nhưng không ra gì và một cái giản dị nhưng vĩ đại bạn sẽ chọn bên nào?
Câu hỏi đó có lẽ sẽ là thừa. Cho nên, nếu văn chương chuyên chú ở con người thì dễ có giá trị hơn, nhưng “văn chương chuyên chú ở văn chương” thì chưa hẳn đã hay vì người ta chỉ đọc “đọc rồi quên ngay sau khi đọc”.
Cái “tâm” là nguồn nuôi dưỡng để phát huy cái tài. Còn dù có tài đến đâu nếu dửng dưng trước đồng loại đến số phận con người thì cũng khó làm nên một ánh văn chương có giá trị. Vì tâm hồn con người không chỉ tiếp thu cái đẹp mà còn lại cái “nhân” rộng lớn, cái “tình” muôn thuở.
Cho nên, dẫu là gì đi nữa thì “chất” ở bên trong vẫn là yếu tố quyết định. Chữ “tâm” là động lực là yếu tố cần thiết nhất. Lịch sử văn học đã có ghi những hiện tượng có những người không hề có ý định làm văn, làm thơ nhưng lại là những người nghệ sĩ lớn, còn có những nhà văn nàh thơ trọn đời cũng không viết được một câi thơ có giá trị nào dù rất kiên tâm, rất dày công đẽo gọt ngôn từ.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2009

Đề-Đáp án thi thử Phú Yên 2009

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 ĐIỂM)
Câu I: (2.0 điểm)
Anh/chị hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu II: (3.0 điểm)
Nhạc sĩ S.Gu-nô người Pháp nói: Năm hai mươi tuổi tôi nói: “Tôi và Mô-da”.Năm ba nươi tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”.Năm bốn mươi tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

II.PHẦN RIÊNG (5.0 ĐIỂM)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
(Câu IIIa hoặc IIIb)
Câu IIIa.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mặt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Ngữ văn 12,tập một,NXB Giáo dục,2008,tr.89)

Câu IIIb. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ than xác anh hàng thịt trong đoạn trích của vở kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12 Nâng cao,tập một).

---***---
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 ĐIỂM)

Câu I: (2.0 điểm)
A.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau,song cần nêu bật được các ý chính sau đây:
-Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân,quê ở Chiết Giang,Trung Quốc.
-Ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học,nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn.
-Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX.
-Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề:Phê phán căn bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ,từ đó kêu gọi đồng bào kiếm tìm phương thuốc để cứu dân tộc.
-Tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn:các tập truyện ngắn Gào thét,Bàng hoàng,Chuyện cũ viết lại,…;tạp văn Nấm mồ,Cỏ dại,Gió nóng,…
B.Cách cho điểm:
-Điểm 2:Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề.

Câu II: (3.0 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí ,thiết thực ,chặt chẽ và có sức thuyết phục.Cần nêu bật được các ý sau:
-Sự trưởng thành trong nhận thức, bài học về đức tính khiêm tốn của mỗi con người.
-Nhận thức cuộc sống theo chiều dài của sự chiêm nghiệm,càng trải nghiệm trong cuộc sống,con người càng chín chắn hơn trong nhận thức.
-Bài học về sự khiêm tốn,thận trọng và chín chắn,không nên chủ quan,phiến diện khi đánh giá con người và đời sống,luôn tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn vẹn.
C.Cách cho điểm:
-Điểm 3:Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1:Nội dung sơ sài ,diễn đạt yếu.
-Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề.

II.PHẦN RIÊNG (5.0 ĐIỂM)

Câu IIIa.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh dựa trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,phát hiện và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật (cách dùng từ Hán Việt, xây dựng hình ảnh,…) để làm nổi bật giá trị của đoạn thơ.Thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
-Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến:là những anh hùng trận mạc nhưng cũng là những tâm hồn lãng mạn,những trái tim khao khát,rạo rực yêu thương,đầy mơ mộng.
-Hình ảnh người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng,coi cái chết nhẹ tựa long hồng.Lời thơ nói về hi sinh,mất mát nhưng không bi lụy mà mang đậm chất bi tráng.
-Nghệ thuật dùng từ Hán Việt,bút pháp lãng mạn.
C.Cách cho điểm:
-Điểm 5:Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1:Phân tích quá sơ sài ,diễn đạt yếu.
-Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề.

Câu IIIb. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học theo đặc trưng thể loại kịch;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh dựa trên cơ sở những hiểu biết về vở kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ,phát hiện và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật kịch,qua đó làm nổi bật những nét tính cách và sự thay đổi của nhân vật Trương Ba;đồng thời nêu lên những cảm nhận riêng:
-Sự đau khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống trong hoàn cảnh trớ trêu,có những thay đổi đặc biệt (hoàn cảnh đặc biệt của Trương Ba).Nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba khi phải sống không được là chính mình,ở trong gia đình của mình mà như giữa người xa lạ.
-Trương Ba đã đấu tranh với hoàn cảnh trớ true của chính mình và đã quyết định:không sống nhờ vào than xác người khác “bên trong một đàng bên ngoài một nẻo”.Trương Ba không thể chịu nổi tình trạng bi hài này (sự “lệch pha” giữa hồn và xác).
-Điều này khẳng định triết lí:Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa,không thể có một tâm hồn thanh cao trong một than xác phàm tục,tội lỗi.Sống thực sự cho ra con người qủa không hề dễ dàng,đơn giản.Khi sống nhờ,sống gửi,sống chắp vá,khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
-Vở kịch phản ánh tài năng sáng tác độc đáo,tài ba của Lưu Quang Vũ.

C.Cách cho điểm:
-Điểm 5:Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1:Phân tích quá sơ sài ,diễn đạt yếu.
-Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề.
__________________

Đề-Đáp án thi thử Quảng Trị 2009

I. PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI BAN (5 điểm):

Câu 1: (2 điểm):
Anh (chị) hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn.

Câu 2: (3 điểm)
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.

II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO TỪNG BẠN (5 điểm):

Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b:

Câu 3a: (Dành cho thí sinh học chương trình Cơ bản):
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Câu 3b: (Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao):
Phân tích màu sắc Nam Bộ được thể hiện trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

--------------Hết.--------------

ĐÁP ÁNA. YÊU CẦU CHUNG:
1. Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài, phần II trong đề phải chọn đúng câu phù hợp với chương trình mình học, không được làm cả 2 câu.
2. Nắm vững phương pháp làm bài, hành văn lưu loát, không vi phạm nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Ngoài những yêu cầu chung nêu trên, ở từng câu cụ thể, học sinh phải nêu được các ý sau:
Câu 1: Thuốc là một nhan đề mang tính đa nghĩa:
a. Nghĩ thông thường: Đó là phương thuốc chữa bệnh lao
b. Nghĩa tượng trưng:
- Phương thuốc chữa bệnh u mê, lạc hậu, vô cảm của người dân Trung Hoa đương thời.
- Phương thuốc chữa bệnh xa rời quần chúng của người một số cán bộ Cách mạng đương thời.
Biểu điểm:
- Ý a: 0,5 điểm; - Ý b: mỗi ý nhỏ o,75 điểm
(Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh trình bày rõ ràng, mạch lạc)

Câu 2:
Yêu cầu về nội dung:
a. Học sinh hiểu được thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ: Con người phải sống thật với chính mình.
b. Lí giải được tại sao con người phải sống thật với chính mình (con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu không sống thực với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho những người xung quanh...)
c. Biết liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay để chỉ ra tác hại của cách sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Hãy trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung quanh.
Yêu cầu về dựng đoạn:
a. Viết đúng dung lượng yêu cầu: khoảng trên 200 từ.
b. Đoạn văn mạch lạc, thể hiện được tính liên kết và hướng kết cấu.
* Biểu điểm: Giáo viên chú ý kết hợp cả 2 yêu cầu trên để chấm:
- Điểm 3: Học sinh xác định đúng trọng tâm, biết cách làm một bài nghị luận xã hội; đảm bảo được các ý nêu trên; văn viết chặt chẽ, mạch lạc.
- Điểm 1-2: Học sinh nêu được 2/3 số ý. Văn viết tương đối mạch lạc; không sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm dưới 1: Chỉ nêu được ½ số ý nêu trên; sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề.

Câu 3a: Ngoài yêu cầu nêu ở mục I, học sinh cần nêu được các ý sau:
a. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975: những băn khoăn, trăn trở về thân phận, phẩm giá con người thời hậu chiến.
b. Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ lao động có ngoại hình thô kệch, xấu xí mang đậm dấu ấn của cuộc sống lam lũ, vất vả (Dẫn chứng)
c. Đó là người phụ nữ nhẫn nhục, cam chịu.
d. Đó là người có tấm lòng hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến đối với con, có sự am hiểu sâu sắc về lẽ lời (dẫn chứng)...
e. Người đàn bà không tên này có ý nghĩa điển hình cho rất nhiều người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Qua nhân vật ta thấy được sự yêu thương và nỗi lo âu khắc khoải của nhà văn đối với con người.
* Biểu điểm:- Điểm tối đa khi học sinh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Điểm 3-4: Học sinh có thể thiếu một vài ý nhỏ (3a, 3e), văn viết tương đối mạch lạc, chặt chẽ.
- Điểm dưới 2: Chỉ đáp ứng được ½ số ý. Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề.

Câu 3b: Học sinh chỉ rõ các phương diện thể hiện rõ chất Nam Bộ trong văn Nguyễn Thi:
a. Tái hiện một cách chân thực cuộc chiến đấu ác liệt của đồng bào miền Nam trong chống Mỹ.
b. Khắc hoạ đậm nét tính cách của người miền Nam: Bộc trực, thẳng thắn, yêu thương, căm thù giặc, gắn bóm tự hào về truyền thống gia đình...
c. Ngôn ngữ kể chuyện mang đậm sắc thái miền Nam.
* Biểu điểm:
- Điểm tối đa khi học sinh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Điểm 3-4: Học sinh có thể thiếu một ý nào đó, văn viết tương đối mạch lạc, chặt chẽ.
- Điểm dưới 2: Chỉ đáp ứng được ½ số ý. Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề.

Đề-Đáp án thi thử Đồng Tháp 2009

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1 : (2,0 điểm)
Anh/chị hãy xác định vấn đề cốt lõi mà bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 của Cô – phi An – nan hướng tới?

Câu 2 : (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” in – tơ - nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH HỌC THEO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH

Thí sinh học theo chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3a hoặc câu 3b).

Câu 3a. (Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn) : (5, 0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về giá trị hiện thực trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (giai đoạn Mị ở Hồng Ngài).

Câu 3b. (Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao) : (5,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những xung đột trong Hồi 7, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

…………Hết…………

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý sau :
Chúng ta phải có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS.
Chúng ta có thể làm được điều này trên cơ sở tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và ý thức tự bảo vệ cuộc sống của mình.
Cách cho điểm
Ý 1 : 1,0 điểm
Ý 2 : 1,0 điểm
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh diễn đạt rõ ràng.

Câu 2 (3,0 điểm)
a) Yêu cầu
- Chỉ viết một đoạn văn.
- Phải viết đúng kiểu văn bản nghị luận.
- Phải nghị luận đúng vấn đề nghiện in – tơ – net trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Sau đây là một số ý tham khảo ; thí sinh ít nhất phải nêu được một luận điểm và tìm các luận cứ, kết hợp với các thao tác lập luận để nghị luận :
+ Nêu hiện tượng : hiện nay có nhiều bạn trẻ nghiện in – tơ – net.
+ Nguyên nhân.
+ Phê phán những tác hại của hiện tượng ; nêu những tấm gương học tốt và biết sử dụng in – tơ – net vào việc có ích, phù hợp.
b) Cách cho điểm
Giám khảo căn cứ vào từng bài thi cụ thể để chấm điểm (trừ điểm những bài : viết hơn một đoạn văn, viết không đúng kiểu văn bản nghị luận…) ; chấm điểm cao cho những bài viết độc đáo, sáng tạo…

PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH HỌC THEO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH
Câu 3a. (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Vận dụng khả năng đọc hiểu để làm sáng tỏ giá trị hiện thực của truyện.
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số ý chính cần đạt :
Bộ mặt của giai cấp thống trị thể hiện tập trung qua hai nhân vật thống lí Pá Tra và A Sử.
Bức tranh về đời sống của người dân lao động bị áp bức qua hai nhân vật Mị và A Phủ.

Cách cho điểm- Điểm 4 - 5 : Đáp ứng được các yêu cầu trên ; thể hiện được những suy nghĩ sáng tạo của người viết. Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2 - 3 : Giải quyết khoảng một nửa yêu cầu đặt ra, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 : Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.

Câu 3b. (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Vận dụng khả năng đọc hiểu để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng cơ bản của Hồi kịch (cũng là của vở kịch) thông qua việc tìm hiểu các xung đột.
b) Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ các xung đột trong Hồi 7. Sau đây là một số ý chính cần đạt :
Xung đột giữa hồn Trương Ba với xác anh Hàng thịt : cuộc đấu tranh trong bản thân con người để chống lại tác động xấu của thể xác làm tha hóa linh hồn.
Xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình : hậu quả tất yếu của việc sống không có bản lĩnh và sống giả dối.
Bi kịch của hồn Trương Ba : sống mà không được là chính mình.
Sự giải quyết mâu thuẫn của hồn Trương Ba (chọn cái chết) : vạch ra con đường sống đúng đắn và cao cả cho con người : Hãy sống chân thật với chính con người của mình, sống vì mọi người, vì sự tốt đẹp của con người.

Cách cho điểmĐiểm 4 - 5 : Đáp ứng được các yêu cầu trên ; thể hiện được những suy nghĩ sáng tạo của người viết. Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 2 - 3 : Giải quyết khoảng một nửa yêu cầu đặt ra, còn mắc một số lõi diễn đạt.
Điểm 1 : Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
Đề thi thử Hà Nội 2009THỜI GIAN:150 PHÚT (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần chung: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
Câu 2: (3 điểm)
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm,
Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
II. Phần riêng: (5 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân nghèo khổ này.
Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

ĐÁP ÁN

I. Phần chung: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a) Yêu cầu về kiến thức:
Cần nêu bật được các ý:
- Về nội dung, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị:
+ Thơ Tố Hữu tập trung biểu hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, nói cách khác là hướng tới cái ta chung.
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
+ Giọng thơ mang đậm chất tâm tình, ngọt ngào.
- Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà:
+ Thể thơ đa dạng; đặc biệt thành công ở thể thơ truyền thống.
+ Ngôn ngữ thơ: thường dùng cách nói dân gian, phát huy tính nhạc trong thơ.
b) Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2: (3 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
- Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở.
- Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lý giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết phục.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. Phần riêng: (5 điểm)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn: (5 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, kết cấu bài viết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.
- Cùng với cái mừng, cái lo cũng là cái tủi với tâm trạng vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
- Sự cảm thgông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực.
- Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn,...
- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
- Tấm lòng nhân hậu, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai ở người mẹ,...
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao: (5 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Cần nêu được một số nội dung cơ bản sau:
- Bà Hiền là một người phụ nữ Hà thành truyền thống được khẳng định trước hết ở bản lĩnh của một con người luôn dám là mình, luôn quyết định được những công việc hệ trọng của bản thân (lấy chồng, sinh con,...)
- Là hiện thân của nét văn hoá truyền thống của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến (thể hiện phong thái, cách sống, ứng xử trong cuộc sống hằng ngày)
- Nhận xét khái quát về nhân vật.
- Bằng bút pháp hiện thực, tác giả xây dựng nhân vật sống động, phù hợp với thực tế.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Đề thi thử Ngữ Văn 2008-2009

Đề thi thử 2008-2009 TPHCM MÔN : NGỮ VĂN

Thời gian làm bài : 150 phút

( không kể thời gian giao đề)

********





I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm)



Câu 1 (2 điểm) :

Nêu vắn tắt những chặng đường thơ của Tố Hữu.



Câu 2 (3 điểm) :

Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng 01 trang giấy thi)

bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.



II/ PHẦN RIÊNG (5.0 điểm):

Thí sinh học chương trình nào thì làm câu dành riêng cho chương trình đó.



Câu 3a (5 điểm): Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

G ục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

N hớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

( Trích “ Tây Tiến”, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1)



Câu 3b (5 điểm ): Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm mùa xuân “ Mị muốn đi chơi” … và trong cảnh cô cắt dây trói cứu A Phủ. Nhận xét về sức sống tiềm tàng của Mị qua hai cảnh đó.

( Trích “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 2)



HẾT





Họ và tên thí sinh:.........................................................

Số báo danh: ..........................





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2008- 2009

MÔN : NGỮ VĂN



HƯỚNG DẪN CHẤM

( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

I. Hướng dẫn chung

- Đề bài gồm 3 câu, theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT: câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài nghị luận xã hội; câu 3 là bài nghị luận văn học. Câu 1 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt và lập luận. Chỉ những HS diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới được điểm tối đa. Câu 2 và câu 3 là bài làm văn, tích hợp kiểm tra cả kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của HS.

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc.

- Do sử dụng đồng thời hai bộ sách giáo khoa nên giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án. Không buộc học sinh phải trả lời đúng theo cách diễn đạt của bộ sách nào.

- Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, 10; khuyến khích những bài làm có ý riêng, sáng tạo, văn viết có cảm xúc…

- Chỉ làm tròn điểm toàn bài (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0)

II. Đáp án và thang điểm



A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH



Câu 1: (2 điểm) :

1/ Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày khác nhau song cần có các ý sau:

- Các chặng đường thơ Tố Hữu cũng là những chặng đường cách mạng của dân tộc, Tố Hữu có 7 tập thơ, chia thành 5 chặng đường sáng tác.

- Tập Từ ấy ( 1937-1946), gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.

- Tập Việt Bắc (1947-1954) là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp.

- TậpGió lộng ( 1955-1961) là tiếng hát ca ngợi cách mạng , ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH trên miền Bắc và nỗi đau khi nghĩ đến miền Nam…

- Tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977) là bản anh hùng ca chống Mỹ và tự hào về đất nước, về cách mạng …

- Tập Một tiếng đờn ( 1992) và Ta với ta (1999) là những chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người sau bao thăng trầm biến động của cách mạng, của thế giới…

2/ Cho điểm

- Điểm 2,0: Đáp ứng các yêu cầu về nội dung. Diễn đạt tốt. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 1,0: Trình bày được khoảng nửa số ý. Còn mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 0,0: Chỉ viết vài câu rời rạc, không rõ nội dung, không làm bài.

Lưu ý: Đáp án đưa ra 6 ý nhỏ; bài làm trọn vẹn 5 ý có thể cho tròn 2.0 điểm

Giám khảo xác định các mức điểm cụ thể. Không yêu cầu học sinh viết đúng các cụm từ dùng trong đáp án, miễn là học sinh nắm được nội dung tác phẩm. Sai lỗi chính tả, ngữ pháp tuỳ mức độ trừ từ 0.25đ đến 0.5đ…)

Câu 2 : (3 điểm)

a/Yêu cầu :

Về nội dung:

- Học sinh có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ, nhưng phải nêu được vấn đề tình trạng bạo lực học đường đang trở nên phổ biến khiến dư luận xã hội quan tâm, báo động.

- Giải thích khái niệm bạo lực học đường : cách úng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trường giữa học sinh bằng bạo lực…Học sinh có thể nêu ví dụ làm rõ.

- Nguyên nhân của tình trạng trên: việc giáo dục đạo đức học sinh, thanh thiếu niên ở nhiều gia đình, trong nhà trường bị buông lỏng; nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn trong cơ chế kinh tế thị trường; tình trạng bế tắc, mất phương hướng trong một bộ phận giới trẻ… Nêu một vài dẫn chứng làm rõ lập luận.

- Cách giải quyết tình trạng bạo lực học đường.

- Suy nghĩ của bản thân trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống…

Về kĩ năng:

- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về các vấn đề xã hội, biết nêu vấn đề, giải thích, chứng minh, đánh giá vấn đề; từ đó rút ra bài học cho bản thân.

- Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

b/Cho điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; biết tìm dẫn chứng làm rõ lập luận.Văn viết trôi chảy; có thể mắc 3- lỗi chính tả, ngữ pháp .

- Điểm 1: Không rõ lập luận, không biết giải thích khái niệm, giải thích không chính xác; không có dẫn chứng; bài làm sơ sài,; có trên 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 00 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.



B/ PHẦN RIÊNG:

Câu 3a: Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn

a/ Yêu cầu

Về nội dung :

Bài làm cần có các nội dung chính sau :

- Giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời, chủ đề của tác phẩm. Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.

- Phân tích cảnh thiên nhiên Tây Bắc và Thượng Lào hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và những cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng rất đáng tự hào của đoàn quân Tây Tiến.

- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã được gợi lên bởi những địa danh xa lạ : Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu; những hình ảnh dị thường; những từ ngữ giàu tính gợi hình; những câu thơ nhiều thanh trắc đọc lên nghe nhọc nhằn vất vả như leo núi: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”.

Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến không chỉ hiểm trở vì đèo cao thác sâu mà còn nguy hiểm vì lắm thú dữ:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

- Tuy nhiên, giữa vùng rừng núi xa xôi hiểm trở ấy vẫn có những thung lũng trải rộng, những bản làng êm đềm Những âm hưởng tạo nên bởi các từ : ơi, chơi vơi, hơi, khơi..., những câu nhiều thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”; Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”..đem lại những cảm giác êm đềm và gợi lên những vùng không gian rộng, những bản làng thanh bình…

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong những cuộc hành quân liên miên nơi núi rừng, dù chỉ thấp thoáng nhưng chân thực, cảm động. Đó là “đoàn quân mỏi”, nhưng oai hùng. Có những chiến sĩ kiệt sức, “ gục lên súng mũ” nhưng cái chết của họ nhẹ nhàng như giấc ngủ “ bỏ quên đời” vì họ tình nguyện ra đi và hiến thân cho tổ quốc.

- Cuối đoạn thơ, hình ảnh “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ” gợi lên một nét đẹp trong tâm hồn tâm hồn tinh tế lãng mạn của các chiến sĩ Tây Tiến

- Học sinh cần chỉ ra vài nét tiêu biểu về nghệ thuật trong đoạn thơ và bài thơ: bút pháp lãng mạn; hình ảnh sống động, độc đáo, từ ngữ chính xác giàu chất tạo hình. Giọng thơ linh hoạt: khi hào hùng rắn rỏi, khi uyển chuyển mềm mại, tinh tế…

Về kĩ năng :

- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ

- Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

b/ Biểu điểm :

- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên ; kĩ năng giảng bình tốt, văn viết trôi chảy, có cảm xúc ; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1-2 lỗi).

- Điểm 4 : Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; giải thích từ ngữ, hình ảnh hợp lí, văn viết khá trôi chảy; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp .

- Điểm 3 : Hiểu nội dung đoạn thơ. Trình bày được khoảng nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.

- Điểm 2 : Không nắm vững nội dung đoạn thơ, giảng bình từ ngữ, hình ảnh thơ sơ sài, thiếu nhiều ý ; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1 : Không nắm vững tác giả, tác phẩm; hiểu sai nội dung đoạn thơ; không biết giảng bình từ ngữ, hình ảnh thơ…Bài viết có nhiều lỗi các loại.

- Điểm 0.0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.

Câu 3b (5 điểm) : Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao

. a/ Yêu cầu:

Về nội dung:

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải có các nội dung cơ bản sau:

- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; giới thiệu nhân vật…

- Nêu vắn tắt diễn biến tâm trạng Mị từ lúc về làm con dâu trừ nợ nhà thống lí (“ đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” và định ăn lá ngón tự tử. Thương cha, Mị không đành lòng chết, phải quay về sống ở nhà thống lí. Mị như cái xác không hồn. “Ngày càng không nói, lúc nào cũng cúi đầu và mặt buồn rười rượi, sống lặng lẽ cô đơn lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị coi mình như con trâu con ngựa, chỉ biết ăn cỏ và đi làm…)

- Bề ngoài cam chịu nhưng sức sống của Mị vẫn luôn tiềm tàng, chỉ cần có điều kiện nó sẽ bùng lên mạnh mẽ.

- Trong đêm mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình đã làm Mị thiết tha bổi hổi, đã đánh thức tâm hồn Mị, làm trỗi dậy lòng ham sống, khát vọng tự do, tình yêu, hạnh phúc. Từ ý thức đến hành động, Mị đã uống rượu và uống ừng ực từng bát. Mị muốn đi chơi và đã chuẩn bị đi chơi. Mị, quấn lại tóc, rút áo và lấy váy hoa. Khi bị A Sử trói đứng vào cột, Mị vẫn còn sống với những khao khát cháy bỏng, vẫn dõi theo những cuộc chơi, những đám chơi, vẫn bồi hồi theo tiếng sáo… Rõ ràng ở Mị vẫn muốn sống, sức sống ở Mị vẫn mãnh liệt.

- Sức sống trong Mị càng mãnh liệt qua chi tiết Mị cởi trói giải thoát cho A Phủ và cũng là cởi trói thoát đời mình.

Ban đầu Mị dửng dưng trước cảnh A Phủ bị trói đứng mấy ngày mấy đêm "A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Nhưng trong ánh lửa bập bùng trong đêm, Mị trông thấy được một dòng của A Phủ, Mị chợt nhớ nỗi đau đời mình. Thương thân rồi thương người; rồi căm thù "Chúng nó thật độc ác”. “Người kia việc gì phải chết thế”.

Sự đồng cảm, lòng căm thù, cũng như nhận thức được sự bất công, vô lí đã thắng mọi sự sợ hãi dẫn đến hành động táo bạo, Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đúng lúc ấy khao khát sống bừng lên trong Mị, Mị chạy theo, cùng trốn đi vơí A Phủ.

Rõ ràng trong bất hạnh, người lao động vẫn luôn có sức sống bền bỉ, một khát vọng hạnh phúc lớn lao, hễ gặp cơ hội thuận lợi sức sống đó, khát vọng đó lại trỗi dậy mạnh mẽ. Sau cùng, khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng .

Về kỹ năng:

- Biết làm bài văn nghị luận văn học; kiểu bài phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn.

- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

b/ Cho điểm:

- Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.

- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Hướng triển khai ý hợp lý. Có thể còn vài ba sai sót nhỏ.

- Điểm 3 : Nắm được nội dung tác phẩm, cuộc đời nhân vật. Trình bày được khoảng nửa số ý, ít dẫn chứng. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.

- Điểm 2: Chưa hiểu kỹ đề, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Bài làm không rõ lập luận. Có quá nhiều lỗi nhỏ.

- Điểm 1 : Học sinh không nắm được tác phẩm, sai nhiều kiến thức cơ bản, bài làm không hoàn chỉnh; văn chưa thành câu.

- Điểm 0: Học sinh không làm bài hoặc chỉ viết một vài câu rời rạc, không thành ý

Sức sống tiềm tàng trong Mỵ trong đêm tình mùa xua6m và đêm cởi trói cho A Phủ

Đề thi thử 2008-2009
Câu 3b (5 điểm) : Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao


. a/ Yêu cầu:

Về nội dung:

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải có các nội dung cơ bản sau:

- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; giới thiệu nhân vật…

- Nêu vắn tắt diễn biến tâm trạng Mị từ lúc về làm con dâu trừ nợ nhà thống lí (“ đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” và định ăn lá ngón tự tử. Thương cha, Mị không đành lòng chết, phải quay về sống ở nhà thống lí. Mị như cái xác không hồn. “Ngày càng không nói, lúc nào cũng cúi đầu và mặt buồn rười rượi, sống lặng lẽ cô đơn lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị coi mình như con trâu con ngựa, chỉ biết ăn cỏ và đi làm…)

- Bề ngoài cam chịu nhưng sức sống của Mị vẫn luôn tiềm tàng, chỉ cần có điều kiện nó sẽ bùng lên mạnh mẽ.

- Trong đêm mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình đã làm Mị thiết tha bổi hổi, đã đánh thức tâm hồn Mị, làm trỗi dậy lòng ham sống, khát vọng tự do, tình yêu, hạnh phúc. Từ ý thức đến hành động, Mị đã uống rượu và uống ừng ực từng bát. Mị muốn đi chơi và đã chuẩn bị đi chơi. Mị, quấn lại tóc, rút áo và lấy váy hoa. Khi bị A Sử trói đứng vào cột, Mị vẫn còn sống với những khao khát cháy bỏng, vẫn dõi theo những cuộc chơi, những đám chơi, vẫn bồi hồi theo tiếng sáo… Rõ ràng ở Mị vẫn muốn sống, sức sống ở Mị vẫn mãnh liệt.

- Sức sống trong Mị càng mãnh liệt qua chi tiết Mị cởi trói giải thoát cho A Phủ và cũng là cởi trói thoát đời mình.

Ban đầu Mị dửng dưng trước cảnh A Phủ bị trói đứng mấy ngày mấy đêm "A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Nhưng trong ánh lửa bập bùng trong đêm, Mị trông thấy được một dòng của A Phủ, Mị chợt nhớ nỗi đau đời mình. Thương thân rồi thương người; rồi căm thù "Chúng nó thật độc ác”. “Người kia việc gì phải chết thế”.

Sự đồng cảm, lòng căm thù, cũng như nhận thức được sự bất công, vô lí đã thắng mọi sự sợ hãi dẫn đến hành động táo bạo, Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đúng lúc ấy khao khát sống bừng lên trong Mị, Mị chạy theo, cùng trốn đi vơí A Phủ.

Rõ ràng trong bất hạnh, người lao động vẫn luôn có sức sống bền bỉ, một khát vọng hạnh phúc lớn lao, hễ gặp cơ hội thuận lợi sức sống đó, khát vọng đó lại trỗi dậy mạnh mẽ. Sau cùng, khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng .

Về kỹ năng:

- Biết làm bài văn nghị luận văn học; kiểu bài phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn.

- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

b/ Cho điểm:

- Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.

- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Hướng triển khai ý hợp lý. Có thể còn vài ba sai sót nhỏ.

- Điểm 3 : Nắm được nội dung tác phẩm, cuộc đời nhân vật. Trình bày được khoảng nửa số ý, ít dẫn chứng. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.

- Điểm 2: Chưa hiểu kỹ đề, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Bài làm không rõ lập luận. Có quá nhiều lỗi nhỏ.

- Điểm 1 : Học sinh không nắm được tác phẩm, sai nhiều kiến thức cơ bản, bài làm không hoàn chỉnh; văn chưa thành câu.

- Điểm 0: Học sinh không làm bài hoặc chỉ viết một vài câu rời rạc, không thành ý

Khổ 1 bài Tây Tiến

Câu 3a (5 điểm): Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
N hớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
( Trích “ Tây Tiến”, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Đáp án
a/ Yêu cầu

Về nội dung :

Bài làm cần có các nội dung chính sau :

- Giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời, chủ đề của tác phẩm. Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.

- Phân tích cảnh thiên nhiên Tây Bắc và Thượng Lào hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và những cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng rất đáng tự hào của đoàn quân Tây Tiến.

- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã được gợi lên bởi những địa danh xa lạ : Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu; những hình ảnh dị thường; những từ ngữ giàu tính gợi hình; những câu thơ nhiều thanh trắc đọc lên nghe nhọc nhằn vất vả như leo núi: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”.

Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến không chỉ hiểm trở vì đèo cao thác sâu mà còn nguy hiểm vì lắm thú dữ:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

- Tuy nhiên, giữa vùng rừng núi xa xôi hiểm trở ấy vẫn có những thung lũng trải rộng, những bản làng êm đềm Những âm hưởng tạo nên bởi các từ : ơi, chơi vơi, hơi, khơi..., những câu nhiều thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”; Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”..đem lại những cảm giác êm đềm và gợi lên những vùng không gian rộng, những bản làng thanh bình…

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong những cuộc hành quân liên miên nơi núi rừng, dù chỉ thấp thoáng nhưng chân thực, cảm động. Đó là “đoàn quân mỏi”, nhưng oai hùng. Có những chiến sĩ kiệt sức, “ gục lên súng mũ” nhưng cái chết của họ nhẹ nhàng như giấc ngủ “ bỏ quên đời” vì họ tình nguyện ra đi và hiến thân cho tổ quốc.

- Cuối đoạn thơ, hình ảnh “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ” gợi lên một nét đẹp trong tâm hồn tâm hồn tinh tế lãng mạn của các chiến sĩ Tây Tiến

- Học sinh cần chỉ ra vài nét tiêu biểu về nghệ thuật trong đoạn thơ và bài thơ: bút pháp lãng mạn; hình ảnh sống động, độc đáo, từ ngữ chính xác giàu chất tạo hình. Giọng thơ linh hoạt: khi hào hùng rắn rỏi, khi uyển chuyển mềm mại, tinh tế…

Về kĩ năng :

- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ

- Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

b/ Biểu điểm :

- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên ; kĩ năng giảng bình tốt, văn viết trôi chảy, có cảm xúc ; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1-2 lỗi).

- Điểm 4 : Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; giải thích từ ngữ, hình ảnh hợp lí, văn viết khá trôi chảy; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp .

- Điểm 3 : Hiểu nội dung đoạn thơ. Trình bày được khoảng nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.

- Điểm 2 : Không nắm vững nội dung đoạn thơ, giảng bình từ ngữ, hình ảnh thơ sơ sài, thiếu nhiều ý ; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1 : Không nắm vững tác giả, tác phẩm; hiểu sai nội dung đoạn thơ; không biết giảng bình từ ngữ, hình ảnh thơ…Bài viết có nhiều lỗi các loại.

- Điểm 0.0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009

KTCB Ai đã đặt tên cho dòng sông

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả:
-HPNT sinh 1937 tại Huế, là trí thức yêu nước, tham gia phong trào sinh viên đấu tranh chống Mỹ Ngụy ở Thừa Thiên Huế.
-Nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài cảnh sắc con người khắp mọi miền đất nước nhưng ấn tượng nhất vẫn là Huế với các TP: Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông…
-Văn của HPNT là sự kết hợp yếu tố trí tuệ và trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…Lối hành văn hướng nội, súc tích mới mẻ và tài hoa.
-HPNT được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-nghệ thuật 2007.

2) Hoàn cảnh sáng tác:
-“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút kí xuất sắc, viết tại Huế 01/04/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, đọan trích dẫn ở phần thứ nhất của TP.
-Đoạn trích: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là đọan văn xuôi súc tích đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

3)Tóm tắt tác phẩm:
Mở đầu TP h/ảnh sông Hương gắn liền với h/ảnh cây hồng và những h/ảnh trong truyện Kiều của Nguyễn Du.Sau đó dòng sông hiện ra từ lúc ở rừng già hoang sơ, lúc ở vùng đồi núi hùng vĩ, lúc ở ngoại ô đến lúc uốn lượn mềm mại vào thành phố… Dưới nhiều góc nhìn khác nhau nhu địa lí, lịch sử, văn hóa, thơ ca…, Hình ảnh sông Hương hiện ra thật thơ mộng trữ tình.
Kết thúc thiên tùy bút t/giả trở lại với nhan đề TP: “AĐĐTDS” và trả lời câu hỏi bằng 1 huyền thoại rất đẹp, bộc lộ cái tôi trữ tình suy tư “Con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đỗ xuống dòng sông, để làn nước thơm tho mãi”… “Con người đã đặt tên cho dòng sông như nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử”
Đoạn trích bài bút kí “AĐĐTCDS” là đoạn văn xuôi súc tích thấm đẫm chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của TP là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú.Qua đoạn trích ta thấy được tình yêu, niềm tự hào về dòng sông Hương biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên huyền ảo, đa dạng và gắn bó với con người Việt Nam. Đoạn trích thể hiện lòng yêu nước và ngòi bút tài hoa của 1 trí thức có khả năng liên tưởng mạnh mẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng giản dị.

5) Bố cục:chia 3 đoạn
-Đoạn 1: Từ đầu ….Núi Kim Phụng→cảnh quan thiên nhiên của sông Hương.
-Đoạn 2: T/theo…quê hương xứ sở→Vẻ đẹp sông Hương khám phá dưới góc độ văn hóa.
-Đoạn 3: phần còn lại→Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Bằng tình yêu và lòng tự hào tha thiết lắng sâu của t/giả dành cho sông Hương, cho xứ Huế. Tác giả sử dụng triệt để tiềm năng văn hóa và vốn từ phong phú của mình để phát hiện, diễn tả vẻ đẹp của Huế tập trung ở dòng sông Hương:

1)Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên:
-Khác với nhiều con sông khác “Sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất”→nghĩa là sông Hương gắn liền với Huế. Nói đến Huế nghĩa là nói đến sông Hương và nghĩ về sông Hương là nghĩ đến Huế →Điểm nhìn nghệ thuật của t/giả về sông Hương
a.Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp của 1 sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính:• Mãnh liệt qua các ghềnh thác: “Cuộn xoáy như cơn lốc” “Là bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”.
• Sông Hương đi qua lòng Trường Sơn “… đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di- gan phóng khoáng mà man dại”với một “Bản lĩnh gan dạ, 1 tâm hồn tự do và trong sáng”
• H/ảnh gợi lên sự dịu dàng và đắm say: “Cũng có lúc trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”
 Dòng sông được thổi bằng ngọn gió tâm hồn rào rạt nhạy cảm, liên tưởng tự do để càng mạnh mẽ hơn, đắm say hơn ở địa phận thượng nguồn.
 Theo t/giả nếu ai mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của dòng sông thì sẽ không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ giống như tâm hồn của cô gái Di-gan vừa sục sôi vừa đằm thắm.
 Cái “tôi” cảm nhận vẻ đẹp sông Hương một cách dịu dàng và say đắm
b.Trước khi vào TP Huế “Sông như chế ngự được bản năng của người con gái”. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại sông Hương như: “Cô gái đẹp ngủ mơ màng” để “Mang 1 sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.  SH chở nặng phù sa nuôi dưỡng sự sống cho con người, làm nên một vùng văn hoá rất đỗi tự hào của đất nước ta.

c.Khi vào thành phố Huế : Hình dáng mềm mại, uốn lượn nên thơ “ chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh một cách đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”, “Dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”.  Sự hiểu biết về địa lí đã giúp t/giả miêu tả tỉ mỉ về sông Hương với h/ảnh rất trữ tình
Cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối: “Nó trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu bảo”→Tên những quả đồi phía Tây Nam thành phố Huế. Người đọc còn bắt gặp vẻ đẹp đa màu biến ảo, phân quang màu sắc của nền trời Tây nam thành phố: “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” sông Hương lại có vẻ đẹp “trầm mặc” chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn.
 Sông Hương mang vẻ đẹp màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ,
 Sông Hương có vẻ đẹp “Vui tươi” khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long
 Sông Hương có vẻ đẹp “mơ màng trong sương khói” khi nó rời xa dần thành phố để đi qua những bờ tre, lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ.
 Bút pháp so sánh lãng mạn mà thi vị.Đó là h/ảnh chiếc cầu bắc qua dòng sông Hương: “Chiếc cầu trắng in ngấn trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Nhà văn như thổi linh hồn của con người vào cảnh vật: “Dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu”, “Những nhánh sông đào mang nước của sông Hương tỏa đi khắp phố thị với những cây đa cây cừa, cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, từ những nơi ấy vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của 1 linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào nhìn thấy được”.
d.Trước khi ra biển, Sông Hương là nỗi vương vấn, “kín đáo của tình yêu”. Sông Hương như trở lại: “Để nói một lời thề trước khi về biển cả”. “…Như sực nhớ lại 1 điều gì chưa kịp nói,nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ...Đấy là nỗi vương vấn, cả 1 chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Giống như nàng Kiều...sông Hương đã chí tình trở lại tìm KT của nó, để nói 1 lời thề trước khi về biển cả.Rồi t/giả liên hệ: “Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hươngxứ sở”.
 Bằng bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn với hàng loạt động từ diễn tả dòng chảy của sông Hương qua các địa danh khác nhau của xứ Huế, đoạn văn đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hòa làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô. Với cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy trong sự phát hiện thú vị của t/giả khi sông Hương chảy vào thành phố Huế.

2)Vẻ đẹp sông Hương khám phá dưới góc độ văn hóa:
-Sông Hương- dòng thi ca .
• “Dòng sông trắng- lá cây xanh”→ thơ Tản Đà (Chơi Huế)
• “Như kiếm dựng trời xanh”→ thơ Cao Bá Quát (Trường giang như kiếm lập thanh thiên)
• “Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
(thơ-Thu Bồn)
“Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó..”.
 Vẻ đẹp thấm đẫm chất thơ, chất trữ tình

-Sông Hương –dòng sông gắn với âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…Quả đúng vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”. Tác giả tưởng tượng: “Trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Ngòi bút tài hoa kết hợp với sự rung cảm trong tâm hồn nhà văn , t/giả nhớ tới Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều và ảnh hưởng của Tứ đại cảnh (Tên một bản nhạc cổ ở Huế, tương truyền do Tự Đức sáng tác) để diễn tả tiếng đàn của Thúy Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như nước suối mới sa nửa vời”.
 Dòng sông thấm đẫm chất nhạc, mang hồn văn hóa dân tộc”→Phải có độ nhạy về thẩm âm, hiểu biết về âm nhạc xứ Huế, t/giả mới cò sự liên tưởng này

3)Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử
-Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thuở còn là 1 dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng
-Tên của sông Hương được ghi trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi: Nó được mang tên là Linh Giang (Dòng sông thiêng)→ Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt.
* Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.
* Nó đọng lại với máu của những cuộc khởi nghĩa “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”
* Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
* Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đã gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc.
* “Sông Hương là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” Sử thi là chiến công gắn với mốc lịch sử đất nước, bản anh hùng ca dịu dàng tươi mát.
Điều làm nên vẻ đẹp giản dị mà khác thường của dòng sông là ở chỗ: Khi nghe lời gọi, nó biết tự hiến mình làm 1 chiến công, để rồi nó trở về cuộc sống bình thường, làm 1 người con gái dịu dàng của đất nước. Có lẽ chính điều đó đã làm cho sông Hương không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

4.Sông Hương-Vẻ đẹp của một di sản văn hóa của nhân loại
-T/giả sử dụng đoạn văn của Hội đồng hòa bình thế giới (UNESCO): “Các trung tâm lớn của chúng ta về lịch sử, văn hóa, học thuật, về chính quyền rất nhiều. Phải hiểu rằng Huế là 1 thành phố kết hợp tất cả những cái đó, giống như các thành phố Luân Đôn, Pa-ri và Béc-lin…Một số trong các di sản đó bị phá hủy lúc Thành Nội Huế bị ném bom. Không thể so sánh sự mất mát này với sự mất mát của một viện bảo tàng hay một thư viện ở Mĩ. Sự phá hủy những di sản này cũng có tính chất giống như sự mất mát xảy ra đối với nền văn minh châu Âu khi 1 số công trình của nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại bị đổ nát vì các nhà thờ bị phá hoại”. Đoạn văn thuyết minh này có cảm xúc như đoạn văn tùy bút, t/giả đánh giá cao di sản thiên nhiên, Huế là di sản văn hóa thế giới, sử dụng đoạn văn này thực sự là 1 kiểu đòn bẩy nghệ thuật nâng tầm vẻ đẹp của Sông Hương, của Huế.

III. Đánh giá:
1. Nghệ thuật: Trích đoạn thể hiện rõ “Cái tôi “tác giả HPNT
- T/giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật →Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, văn viết giàu hình ảnh…
- Bằng tưởng phong phú kết hợp sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, t/giả đã tạo nên áng văn đặc sắc về Sông Hương-Một trong những niềm tự hào sâu sắc của Huế, của người Việt Nam
-Tác phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, tác giả đã soi bằng tâm hồn mình vào tình yêu quê hương xứ sở, đặt biệt là dòng sông quê hương khiến cho dòng sông Hương trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.
-Đoạn trích bài bút kí “AĐĐTCDS” là đoạn văn xuôi súc tích thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất họa về sông Hương.
- Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của TP là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú của một nhà văn có tình yêu đặc biệt với mảnh đất và văn hóa quê hương.
2. Nội dung: (Ý nghĩa nhan đề)
-“AĐĐTDS” Câu hỏi tu từ đặt ra “Với trời, với đất” đưa nhà văn và độc giả đế với hành trình lịch sử tìm về cội nguồn và văn hóa dân tộc. Từ đó dòng sông Hương hiện ra trên nhiều phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa thi ca…Kết thúc tùy bút là 1 huyền thoại rất đẹp, bộc lộ cái tôi trữ tình suy tư: “Con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông, để làn nước thơm tho mãi”. T/giả gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử.
-Nhan đề và kết thúc TP thể hiện rõ chủ đề và phong cách bút kí của t/giả giàu sức gợi, thấm đẫm chất thơ. Qua đó t/giả ca ngợi cảnh vật sông Hương –Con sông gắn bó với lịch sử, văn hóa Huế của dân tộc ta.TP thể hiện lòng yêu mến say mê cảnh vật, văn hóa đất nước. H/ảnh dòng sông đất nước được thể hiện bằng tài năng của một cây bút giàu chất trí tuệ, chất văn hóa và ngôn ngữ trong sáng chọn lọc, tinh tế.

III. TỔNG KẾT:
“AĐĐTCDS” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều khi miêu tả hình tượng dòng sông Hương với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đầy chất thơ như đời sống tâm hồn con người xứ Huế. Qua đó t/giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết về quê hương đất nước.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

KTC ĐỢT 2 2008-2009 VTS CT NÂNG CAO

ĐỀ KIỂM TRA CHUNG ĐỢT 2 – NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: VĂN 12 - NÂNG CAO
Thời gian: 90 phút

I. Câu hỏi: 3 điểm
1. Kiến thức văn học (2 đ)
a/ Nêu vắn tắt đặc điểm con người nhà văn Nguyễn Tuân.
b/Trình bày quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách Mạng Tháng Tám ?
2. Tiếng Việt (1 đ)
Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng trắc trong những câu thơ sau
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?”
( Trích “ Truyện Kiều”-Nguyễn Du)
II. Làm văn: (7 điểm)
Cảm nhận của anh ( chị) về dòng sông thơ mộng trữ tình trong tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” ( Nguyễn Tuân)
------HẾT------

ĐÁP ÁN THI ĐỢT 2 – NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: VĂN 12 - NÂNG CAO

Câu hỏi:3 điểm
1. Văn:
a/Nêu đặc điểm con người NT : Mỗi ý 0.25 điểm
b/Nguyễn Tuân sáng tác từ những năm 1930, nổi tiếng từ 1938 , viết nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn,thơ…Đặc biệt thành công ở tùy bút-bút kí. (0.25)
a/ Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân sáng tác 3 đề tài chính :
_ Đề tài” chủ nghĩa xê dịch”: ghi lại vẻ đẹp của thiên nhiên,đất nước(” Một chuyến đi”) (0.25)
_ Đề tài” vẻ đẹp quá khứ “ :ca ngợi những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc(“ Vang bóng một thời”)(0.25)
_ Đề tài” đời sống trụy lạc”: nhưng thể hiện niềm khát khao một thế giới thanh cao tinh khiết (Chiếc lư đồng mắt cua) (0.25)
è Mỗi ý 0.25 điểm

2. Tiếng Việt:
Xác định nhịp, vầng, sự phối hợp bằng – trắc trong những câu thơ sau :
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.”
* Về nhịp : Đoạn thơ ngắt nhịp chẵn, nhịp đôi.
* Vần :
- Tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ sáu câu bát.
- Tiếng thứ cuối câu bát vần với tiếng cuối câu lục tiếp theo.
- Như vậy, câu bát có hai vần: vần lưng ở tiếng thứ 6 và vần chân ở tiếng thứ 8
* Phối hợp bằng trắc :
- Tiếng thứ hai, sáu, tám mang thanh bằng.
- Tiếng thứ tư mang thanh trắc.
Các tiếng khác tự do.

Làm văn: 7 điểm
A. Về kĩ năng:
- HS nắm vững phương pháp phân tích (cảm nhận) nhân vật.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, viết chính tả đúng, có cảm xúc.
B. VỀ KIẾN THỨC: Cần làm rõ các ý sau:
a.NỘI DUNG: HS có thể làm theo nhiều cách miễn là làm rõ vẻ thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà trên các phương diện.
-Hình dáng
-Màu nước đổi sắc theo mùa
-Màu nắng Đường thi huyền ảo
-Cảnh hai bờ sông hoang sơ-trữ tình
2. Đánh giá:
Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công thể văn tùy bút, thể hiện cảm xúc mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú kết hợp nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài tình, ngôn ngữ giàu chất thơ và tính nhạc cao
Qua đó,
-Nguyễn Tuân đã ngợi ca quê hương đất nước tươi đẹp thơ mộng trữ tình.
-Ta cũng thấy được sự tài hoa uyên bác và tấm lòng của yêu nước của NT.
-Ta cũng thấy sự lao động khó nhọc của người nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
C. THANG ĐIỂM
_ Mở bài – Kết luận = 1 điểm
_ Thân bài = 5 điểm
_ Đánh giá = 1 điểm

Đề thi -Đáp án 12 THPT VTS KTCII 2008-2009

THPT Võ Thị Sáu ĐỀ KIỂM TRA CHUNG ĐỢT II- NĂM HỌC 2008 – 2009.
MÔN: VĂN- KHỐI 12- Chương trình CHUẨN
Thời gian: 90 phút.

I. TIẾNG VIỆT: ( 1 điểm).
Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ thơ sau đây để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(Huy Cận- “Tràng giang”).
II..KIẾN THỨC VĂN HỌC: (2 điểm)
1.Nêu vắn tắt các chặng đường thơ – đường Cách mạng của Tố Hữu.
2.Các biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong phong cách thơ Tố Hữu?

III.Nghị luận Văn học : ( 7.0 điểm)
Cảm nhận của Anh (Chị) về đoạn thơ trích từ chương V trường ca: “Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

----------------------HẾT------------------------

ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHUNG ĐỢT II- NĂM HỌC (2008- 2009)
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

1.TIẾNG VIỆT:
Các yếu tố vần, nhịp và hài thanh của thể thơ thất ngôn ảnh hưởng đến thơ mới:
Sóng gợn(T) tràng giang(B) buồn (T)điệp điệp,
Con thuyền(B) xuôi mái(T) nước song(B) song,
Thuyền về(B) nước lại(T), sầu trăm(B) ngả;
Củi một(T) cành khô(B) lạc mấy(T) dòng.
- Nhịp: 4/3 (0,25)
- Vần:Vần chân, gieo vần cách ở vị trí câu 2 và câu 4.(0,25)
- Hài thanh: (0,50)
+Tiếng 2,4,6, đối xứng luân phiên T-B-T.
+Câu 1-4, 2-3 niêm với nhau về thanh.
+Câu 1-2, 3-4 đối nhau về thanh.

2.Kiến thức văn học
a/ Đường thơ - đường CM của Tố Hữu có 5 chặng :
-Từ ấy (1937-1946)
-Việt Bắc (1947-1954)
-Gió lộng (1955-1961)
-Ra trận- Máu và hoa ( trong KCCM)
-Một tiếng đờn, Ta với ta ( Sau đất nuớc thống nhất)
è Thiếu 1 chặng trừ 0.25 điểm
b/Thơ TH dậm đà tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật
-Về nội dung:Thơ Th thường đề cập đến các vấn đề của dân tộc thông qua việc khắc hoạ hình ảnh con người VN trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước (0.25)
-Về nghệ thuật-TH thường sử dụng cách diễn đạt có tính dân tộc
+ Sử dụng thể thơ truyền thống : lục bát, thất ngôn…với ngôn ngữ dễ cảm, dễ hiểu.(0.25)
+ BPNT dùng lối so sánh, ẩn dụ, hoán dụ quen thuộc.(0.25)
+ Ngôn ngữ : quen thuộc,nhịp điệu linh hoạt, có nhạc điệu, phong phú về vần, phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm, dễ hát như 1 lời ru.(0.25)

III.Nghị luận Văn học (7.0 điểm)
-Yêu cầu kỹ năng:
+ Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn có cảm xúc.
+ Hiểu cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật→Giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
-Yêu cầu kiến thức: Học sinh cần trình bày được các ý sau:
+Mở bài: Hoàn cảnh sáng tác.Nêu chủ đề chính bài thơ, tên tác giả, tác phẩm. Trích đề.
+Giới thiệu chung về tác phẩm, đoạn trích
-Định nghĩa nghệ thuật về Đất Nước
-Nguồn gốc lâu đời của Đất Nước
+Phân tích:
* Đấ Nước có từ lâu đời
+ Lời khẳng định→khi ta sinh ra đã có Đất Nước
* Đất Nước có trong truyện cổ tích:
+Nhóm từ: “ngày xửa ngày xưa” rấ quen thuộc vì mở đầu trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết….
* Đất Nước là cái gì rất đổi quen thuộc:
+Phong tục tập quán của người Việt Nam. Miếng trầu tượng trưng cho lễ nghi cưới hỏi…
* Đất Nước trưởng thành trong chiến đấu:
+Gắn liền với quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc…
* Đất Nước bắt đầu từ những phong tục tập quán bình thường:
+Hình ảnh giản dị đôn hậu , nguyên sơ: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng…
* Đất Nước bắt nguồn từ c/sống lao động vất vả của cha ông:
+Công lao vất vả khi làm ra hat gạo…
* Nhà thơ khẳng định lại một lần nữa→ “Đất Nước có từ ngày đó”

+Đánh giá chung:Nghệ thuật Nội dung

-Thang điểm đề nghị:Mở bài : 0.5 điểm
Giới thiệu chung :0.5 điểm /Phân tích:Ý 1: 0.5 điểm Các ý còn lại: 4.0 điểm Đánh giá: 1.0điểm Kết luận: 0.5 điểm

Đề thi -Đáp án 12 THPT VTS 2008-2009

ĐỀ KIỂM TRA CHUNG ĐỢT 1 – NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: VĂN 12 NÂNG CAO
Thời gian: 90 phút

I. Câu hỏi: 3 điểm
1. Kiến thức văn học (2 đ)
Trình bày hai đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
_ Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình – chính trị
_ Thơ Tố Hữu gắn với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2. Tiếng Việt (1 đ)
Chỉ ra những hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài và hiện tượng trùng nghĩa trong những câu sau đây.
_ Nhiếu fans hâm mộ đã ra sân bay đón Đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng lợi trở về.
_ Liên hoan festival nghệ thuật Tây Nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột.

II. Làm văn: 7 điểm
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
“... Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành...”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12 Nâng Cao tập 1
NXB Giáo dục, 2007, tr 69)

ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHUNG ĐỢT 1 – NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: VĂN 12 NÂNG CAO
Thời gian: 90 phút

I. Câu hỏi: 3 điểm
1. Câu 1: Kiến thức văn học (2 điểm):
1 Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình - chính trị.
- Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Đó là tiếng nói của 1 chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ để phục vụ sự nghiệp CM.
- Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện tình yêu lý tưởng, kính yêu lãnh tụ, tình quân dân, tình đồng bào, tình cảm quốc tế vô sản…
2 Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Nhân vật trữ tình là những con người đại diện cho dân tộc, mang tầm vóc thời đại, có phẩm chất cao đẹp. (Anh bộ đội, Người mẹ chiến sĩ, Lãnh tụ…). Đề tài đề cập đến những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh dân tộc. Cảm hứng lịch sử-dân tộc chi phối cảm hứng sáng tác.
- Thơ Tố Hữu có cảm hứng lãng mạn, hướng về tương lai tươi sáng khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và say mê với con đường CM .

2. Câu 2: Tiếng Việt (1 đ)
Hiện tượng lạm dụng từ ngữ nước ngoài và sự trùng lặp về nghĩa trong hai câu như sau:
- “fans” có nghĩa là “người hâm mộ”, viết “nhiều fans hâm mộ” là trùng nghĩa. Khi tiếng Việt đã có từ ngữ người hâm mộ thì không nên dùng “fans” hơn nữa nếu mượn từ này vào tiếng Việt thì không mượn hình thức số nhiều (fans) của nó.
- “festival” có nghĩa là “liên hoan”. Dùng “liên hoan festival” vừa lạm dụng tiếng nước ngoài vừa trùng nghĩa.

II. Làm văn: 7 điểm
A. Về kĩ năng:
- Nắm được phương pháp cảm nhận hình tượng nghệ thuật trong một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ chính xác, chữ viết cẩn thận...

B. Về kiến thức: Cần nêu được những ý sau:
1 Về nội dung:
Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng.
- Ngoại hình độc đáo, khí phách oai phong lẫm liệt.
- Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn.
- Tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng.
- Sự hi sinh cao cả được Tổ quốc ngưỡng vọng.
2 Về nghệ thuật:
- Sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
- Hình ảnh thơ gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc.
- Sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ linh hoạt giàu cảm xúc, ngôn ngữ tạo hình...

C. Biểu điểm:
Mở bài – Kết luận = 1 điểm
Đánh giá = 1 điểm
Thân bài = 5 điểm

Sức sống mãnh liệt của Mỵ trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

Lúc đó, khung cảnh mùa xuân căng tràn sự sống,niềm vui.Không khí tưng bừng, nhộn nhịp”Trai đánh pao,đánh quay,thổi sáo,thổi khèn nhảy”.Màu sắc rực rỡ”Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ”Âm thanh réo rắt mời gọi”Những đêm tình mùa xuân đã tới, tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường…
“Anh ném pao,em không bắt
Em không yêu,quả pao rơi rồi
Tgiả miêu tả bức tranh thiên nhiên Tây Bắc nhiều màu sắc, thấm đượm chất thơ,chất trữ tình. Qua đó ,ta hiểu thêm về khung cảnh vùng cao cùa Tổ Quốc.Ta biết thêm về cuộc sống,phong tục , sinh hoạt của người miền núi. Âm thanh tiếng sáo thiết tha mời gọi cùng với thiên nhiên , cuộc sống căng tràn niền vui đã tác dộng đến tâm hồn Mỵ.

Trong một đêm tình mùa xuân năm đó,dĩên biến tâm trạng và hành động của Mị đã có nhiều thay đổi.Lúc đó ngoài đầu núi có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”.Đây có lẽ là dấu hiệu đầu tiên của sự hồi sinh trong tâm hồn Mị.Cô bắt đầu nghe được âm thanh của sự sống và đang dần dần hoà nhập vào cuộc sống.

Ngày Tết,”Mị cũng uống rượu. Rồi say,nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.” Mị nhớ lại “Ngày trước,Mị thổi sáo giỏi.Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo.Có biết bao nhiêu người mê,ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.”Mị tự hào về tài năng của mình,hãnh diện về một thời tươi đẹp xưa kia.Những cảm xúc trong tâm hồn Mị đang hồi sinh.

Cứ như thế,”Mị ngồi xuống giường.Đã từ nãy,Mị thấy phơi phới trở lại,trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”.Mị không còn giống tảng đá như trước.Tâm hồn Mị đã có những cảm xúc.Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp và cảm thấy vui .Sự hồi sinh của nhưng cảm xúc đó dẫn đến nhận thức của Mị cũng có thay đổi. Mị ý thức được “Mị trẻ lắm.Mị vẫn còn trẻ”.Bao đời nay, tuổi trẻ luôn gắn liền vớí tình yêu,hạnh phúc.Mị ý thức mình còn trẻ cũng là cô hiểu rõ mình có quyền hưởng hạnh phúc.

Thế nhưng ,hiện thực đen tối đối lập với quá khứ tươi đẹp.Và mơ ước về hạnh phúc khó trở thành sự thật.Mị lại muốn chết.”Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mị sẽ ăn cho chết ngay,chứ không buồn nhớ lại nữa.Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường”.Mị ý thức được quyền sống,quyền được hưởng hạnh phúc của mình đã bị tước đoạt.Mị đang sống trong hoàn cảnh bi thảm mà cô khó có thể thoát ra được.Ý nghĩ về cái chết lúc này có thể được coi như một hành động phản kháng để lên tiếng đòi quyền được sống hạnh phúc.

Sau đó,”Mị đến góc nhà,lấy ống mỡ,xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”Đây là hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp đèn là thắp lên ánh sáng để xua tan bóng tối đang bao phủ căn buồng mình, cuộc đời mình.Mị thắp đèn là Mị đang làm sáng lên cuộc đời mình,là làm cho khát vọng về hạnh phúc của mình sớm trở thành hiện thực.Có thể nói hành động Mị thắp đèn là một bước chuyển quan trọng đánh dấu sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị.Cô đang thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng cho cuộc đời mình.

Tiếp theo liền sau đó,Mị vùng lên muốn đi chơi. “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi.Mị cũng sắp đi chơi.Mị quấn lại tóc.Mị với tay lấy cái vaý hoa vắt ở phía trong vách.”Tác giả đã dùng một loạt các câu văn ngắn,miêu tả dồn dập những hành động liên tiếp của Mị.Mị hành động như một người tự do.Điều này chứng tỏ khát vọng mãnh liệt về hạnh phúc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ trong tâm hồn Mị.
Thế nhưng, khát vọng chính đáng đó bị dập tắt ngay lập tức.A Sử đã trói Mị lại bằng một thúng sợi đay vào cột nhà.”A Sử quấn luôn tóc Mị lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được”Vậy mà “,Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa mị Mị đi theo những cuộc chơi,những đám chơi” Mị quên mình đang bị trói”Mị vùng bước đi”.Hành động này cho ta thấy tình yêu cuộc sống tự do,khát vọng về hạnh phúc trong lòng Mị đang trỗi dậy mạnh mẽ ,không gì có thể dập tắt được.

Ở đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân,ta thấy nhiều lần Tô Hoài nhắc đến tiếng sáo.Vào một ngày Tết” Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi “Mị chợt nhận ra những đêm tình mùa xuân đã tới.”Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”Chính âm thanh tiếng sáo dìu dặt đã làm cho Mị nhớ lại “Ngày trước,Mị thổi sáo giỏi.Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo.Có biết bao nhiêu người mê,ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.”Lúc Mị muốn chết thì “Tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường”.Có lẽ tiếng sáo gọi bạn này đã tiếp thêm sức mạnh cho Mị hành động.Mị chuẩn bị đi chơi khi “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”.Khi bị A Sử trói đứng ở cột nhà” Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa mị Mị đi theo những cuộc chơi,những đám chơi”….Am thanh tiếng sáo vốn là biểu tượng của mùa xuân ,của tình yêu, của sự sống.Mị nghe được âm thanh này chính là Mị nghe được âm thanh của cuộc sống,của hạnh phúc.

Trước đây, ta tưởng khát vọng sống đã tàn lụi và chết hẳn trong tâm hồn Mị.Thế nhưng không!Ngọn lửa tình yêu cuộc sống,khát vọng về hạnh phúc tự do vẫn âm ỉ cháy trong sâu thẳm tâm hồn Mị.Khi có điều kiện thuận lợi,ngọn lửa đó đã được khơi dậy và bùng lên .Điều kiện đó chính là Mị đang sống trong một đêm tình mùa xuân,mùa của sự sống căng tràn,mùa của tình yêu.Lúc đó âm thanh tiếng sáo bồi hồi,tha thiết,lơ lửng luôn dập dìu vang lên mời gọi.Đã vậy lại thêm có men rượu nồng nàn.Tất cả các yếu tố trên cùng cộng hưởng làm cho những khát khao về hạnh phúc trong tâm hồn Mị hồi sinh và bùng lên mạnh mẽ.
Thế nhưng,thực tại phũ phàng đã bóp chết những khát vọng chính đáng đó.Bị A Sử trói cả đêm bằng một thúng dây đay.Tay chân đau đến mức Mị không còn nghe tiếng sáo nữa.Khát vọng về hạnh phúc một lần nữa bị dập tắt trong tâm hồn Mị.Cô lại trở về với kiếp sống không bằng con trâu,con ngựa như xưa kia…

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

4.Đề-Đáp án tham khảo

Tuyển sinh ĐH năm 2008

Đề chính thức Khối C
DeVanCCt.pdf 2008.pdf
DaVanCCt.pdf 2008.pdf

Đề đáp án chính thức Khối D
DeVanDCt.pdf-2008.pdf
DaVanDCt.pdf 2008.pdf

"Ai đã đặt tên cho dòng sông?" và ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX đã vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật. Văn học giai đoạn này đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Văn học trong giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tựu ở nhiều thể loại trong đó có kí với tác phẩm tiêu biểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí. Các tác phẩm bút kí chính của ông là Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông?,… Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích trong sách giáo khoa được trích từ phần thứ nhất. Đoạn trích thể hiện rõ hình ảnh sông Hương qua nhiều góc độ.

Ở thượng nguồn, sông Hương được tác giả miêu tả là một dòng sông hoang dại, hùng vĩ, phóng khoáng, trữ tình và đầy những bí ẩn. Sông Hương được so sánh như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu hoành tráng, dữ dội, khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt qua những ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng đầy huyền bí của sông Hương. Dữ dội là thế nhưng nó cũng không kém phần dịu dàng, thơ mộng, trữ tình, và cũng có lúc nó trở nên “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Khi sông Hương chảy qua lòng Trường Sơn, nó được nhân hoá “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Khi ra khỏi rừng già, sông Hương lại trở về với nét dịu dàng, trí tuệ, bí ẩn vốn dĩ của nó. Một sự biến đổi linh hoạt của tự nhiên khiến tác giả phải kết luận rằng: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ”.Tác giả đã có những liên tưởng bất ngờ, sáng tạo mới lạ, sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, hình ảnh ấn tượng để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn, một dòng sông hoang dại, phóng khoáng nhưng không kém phần trữ tình, bí ẩn.

Trước khi vào thành phố Huế, sông Hương trở thành cái nôi nuôi dưỡng sự sống cho con người, đem lại cho Huế cuộc sống trù phú, ấm no.Qua ngòi bút lịch lãm, tài hoa và những hiểu biết về địa lí, tác giả đã miêu tả tỉ mỉ dòng chảy của sông Hương qua những địa danh khác nhau. “Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoang dại”,sông Hương “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở... Tâm hồn sâu thẳm...mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”

Khi vào Huế,sông Hương lại trở thành một cô gái dịu dàng, tươi tắn,đằm thắm, thuỷ chung. Đó là “ngườicon gái đẹp nằm ngủ mơ màng… ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm… vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ… vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách.” Thật là những cảnh đẹp có đường nét, hình khối. “Với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai… người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa… Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Khi qua các lăng tẩm âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn, sông Hương lại có “vẻ đẹp trầm mặc… như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia.” Trong cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả, toàn bộ thuỷ trình sông Hương như một cuộc tìm kiếm tình nhân của người con gái đẹp, duyên dáng và tình tứ. Đây là cảm nhận riêng biệt, độc đáo và đầy thú vị của tác giả. Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuẫn nhuyễn và tài hoa làm nổi bật vẻ đẹp kì thú của sông Hương. “Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc… nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non… sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến.” Nhà văn như thổi hồn con người vào cảnh: “Đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi”. Sự tinh tế, đậm chất trữ tình của tác giả đã vẽ nên một con sông Hương vô cùng thẹn thùng, tình tứ như người thiếu nữ trước tình yêu thuở ban đầu.


Với cái nhìn đằm say của một trái tim đa cảm, tác giả còn cảm nhận sông Hương là người tình dịu dàng, chung thuỷ. Dường như sông không muốn xa thành phố: “Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ… đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Một phát hiện thật thú vị của tác giả. Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế, yêu sông Hương bằng một tình cảm gắn bó thiết tha, một tâm hồn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế và một ngòi bút tài hoa làm nổi bật vẻ đẹp riêng của sông Hương.

Sông Hương không những chỉ được khám phá như một dòng sông có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mĩ mà nó còn được khắc hoạ dưới những góc độ văn hoá như âm nhạc, lịch sử, thơ ca, di sản văn hoá nhân loại.Sông Hương cũng giống như sông Xen, sông Đa-nuýp nhưng nó được cảm nhận ở nhiều góc độ. Nhìn từ góc độ hội hoạ, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô. Qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tìnhDưới góc độ âm nhạc, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Tác giả đã khẳng định: “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước dòng sông này”. Phải là một người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm và hiểu biết sâu rộng về âm nhạc cổ điển xứ Huế thì Hoàng Phủ Ngọc Tường mới có những so sánh, liên tưởng độc đáo và xuất sắc đến như vậy. Qua cách miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương là dòng sông của nhạc điệu, của nền văn học cổ truyền dân tộc.

Ở góc độ thơ ca, tác giả liệt kê một loạt bài thơ viết về sông Hương. Nó bỗng thay màu thực bật ngờ… trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên… trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột ngột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu… sông Hương quả thực là Kiều… trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả “Từ ấy”… Hàn Mặc Tử cũng đã có đôi câu thơ:
… Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?...
Đó chẳng phải là sông Hương sao? Xin mượn lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà nhận xét rằng: “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Với vốn hiểu biết sâu rộng về thơ ca Việt Nam, từ xưa đến nay, từ truyền thống đến hiện đại, hình ảnh sông Hương, dòng sông của thơ ca hiện ra với những vẻ đẹp khác nhau nhưng cho dù đó là đề tài của tác giả nào, có quan điểm chính trị ra sao thì sông Hương vẫn rất đẹp, đó là một nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các nhà thơ. Đó là một dòng sông mang vẻ đẹp lãng mạn, giàu chất thơ.


Dưới góc độ lịch sử, tác giả đã liệt kê một cách cặn kẽ, ngắn gọn mà chi tiết một loạt những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước gắn liền với Huế, gắn liền với sông Hương. “Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghiã, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển”…, chứng kiến cuộc nổi dậy tiến công tết Mậu Thân năm 1968.Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang rất đỗi tự hào. Trong cách nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là một dòng sông rất đỗi anh hùng khi cần thiết, “để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”. Đúng là sông Hương - dòng sông anh hùng, là nhân chứng quan trọng của những sự kiện trọng đại trong đất nước ta.

Sông Hương còn được quan sát dưới góc độ là một di sản văn hoá nhân loại. Tác giả trích dẫn một đoạn văn của UNESCO viết về thành phố Huế, sử dụng lối viết đòn bẩy để nêu bật vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Huế cũng là của dòng sông Hương đối với Việt Nam và cả nhân loại. Đó là một thành phố không gì có thể so sánh được, là di sản thiên nhiên, văn hoá của cả nhân loại.
Kết thúc thiên tuỳ bút, tác giả trở lại với nhan đề tác phẩm: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” và đã trả lời câu hỏi bằng một huyền thoại rất đẹp, bộc lộ cái tôi trữ tình, suy tư: “Nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi… Con người đã đặt tên cho dòng sông như nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá và lịch sử”. Nhan đề và kết thúc tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ hơn về sông Hương, về Huế, về những diều nhà văn muốn gửi gắm trong thiên tuỳ bút.

Đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn văn xuôi súc tích và thấm đẫm chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử, địa lí cùng văn phong tao nhã, hướng nội và tinh tế.Qua đoạn trích, ta thấy được tình yêu, niềm tự hào về dòng sông Hương – biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên huyền ảo, đa dạng và gắn bó với con người Việt Nam. Đoạn trích cũng thể hiện lòng yêu nước và ngòi bút tài hoa của một trí thức có khả năng liên tưởng mạnh mẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng, giản dị.

Tác giả sử dụng nhiều biện pháp ngệ thuật như nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, lối viết văn giàu hình ảnh, giàu tính nhạc, kết hợp với sự tưởng tượng phong phú, uyên bác trên nhiều phương diện để tạo nên một áng văn đặc sắc về sông Hương, một trong những niềm tự hào sâu sắc của Huế và Việt Nam.Đoạn trích có sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ. Tác giả đã viết bằng tình yêu quê hương xứ sở đằm thắm bằng niềm tự hào sâu sắc để miêu tả dòng sông Hương, một dòng sông thấm đẫm chất thơ, chất hoạ, chất nhạc, một dòng sông lung linh, đa dạng, tinh tế giống như một sinh thể có hồn.

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong những bút kí tiêu biểu cho văn xuôi hiện đại Việt Nam trong thời kì đổi mới. Tác phẩm đem đến cho người đọc niềm tự hào, hãnh diện sâu sắc về dòng sông quê hương, về đất nước Việt Nam yêu dấu. Những tình cảm đó đều góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước – một trong những phẩm chất cần có của CON NGƯỜI.