Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Đề thi -Đáp án 12 THPT VTS KTCII 2008-2009

THPT Võ Thị Sáu ĐỀ KIỂM TRA CHUNG ĐỢT II- NĂM HỌC 2008 – 2009.
MÔN: VĂN- KHỐI 12- Chương trình CHUẨN
Thời gian: 90 phút.

I. TIẾNG VIỆT: ( 1 điểm).
Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ thơ sau đây để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(Huy Cận- “Tràng giang”).
II..KIẾN THỨC VĂN HỌC: (2 điểm)
1.Nêu vắn tắt các chặng đường thơ – đường Cách mạng của Tố Hữu.
2.Các biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong phong cách thơ Tố Hữu?

III.Nghị luận Văn học : ( 7.0 điểm)
Cảm nhận của Anh (Chị) về đoạn thơ trích từ chương V trường ca: “Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

----------------------HẾT------------------------

ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHUNG ĐỢT II- NĂM HỌC (2008- 2009)
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

1.TIẾNG VIỆT:
Các yếu tố vần, nhịp và hài thanh của thể thơ thất ngôn ảnh hưởng đến thơ mới:
Sóng gợn(T) tràng giang(B) buồn (T)điệp điệp,
Con thuyền(B) xuôi mái(T) nước song(B) song,
Thuyền về(B) nước lại(T), sầu trăm(B) ngả;
Củi một(T) cành khô(B) lạc mấy(T) dòng.
- Nhịp: 4/3 (0,25)
- Vần:Vần chân, gieo vần cách ở vị trí câu 2 và câu 4.(0,25)
- Hài thanh: (0,50)
+Tiếng 2,4,6, đối xứng luân phiên T-B-T.
+Câu 1-4, 2-3 niêm với nhau về thanh.
+Câu 1-2, 3-4 đối nhau về thanh.

2.Kiến thức văn học
a/ Đường thơ - đường CM của Tố Hữu có 5 chặng :
-Từ ấy (1937-1946)
-Việt Bắc (1947-1954)
-Gió lộng (1955-1961)
-Ra trận- Máu và hoa ( trong KCCM)
-Một tiếng đờn, Ta với ta ( Sau đất nuớc thống nhất)
è Thiếu 1 chặng trừ 0.25 điểm
b/Thơ TH dậm đà tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật
-Về nội dung:Thơ Th thường đề cập đến các vấn đề của dân tộc thông qua việc khắc hoạ hình ảnh con người VN trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước (0.25)
-Về nghệ thuật-TH thường sử dụng cách diễn đạt có tính dân tộc
+ Sử dụng thể thơ truyền thống : lục bát, thất ngôn…với ngôn ngữ dễ cảm, dễ hiểu.(0.25)
+ BPNT dùng lối so sánh, ẩn dụ, hoán dụ quen thuộc.(0.25)
+ Ngôn ngữ : quen thuộc,nhịp điệu linh hoạt, có nhạc điệu, phong phú về vần, phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm, dễ hát như 1 lời ru.(0.25)

III.Nghị luận Văn học (7.0 điểm)
-Yêu cầu kỹ năng:
+ Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn có cảm xúc.
+ Hiểu cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật→Giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
-Yêu cầu kiến thức: Học sinh cần trình bày được các ý sau:
+Mở bài: Hoàn cảnh sáng tác.Nêu chủ đề chính bài thơ, tên tác giả, tác phẩm. Trích đề.
+Giới thiệu chung về tác phẩm, đoạn trích
-Định nghĩa nghệ thuật về Đất Nước
-Nguồn gốc lâu đời của Đất Nước
+Phân tích:
* Đấ Nước có từ lâu đời
+ Lời khẳng định→khi ta sinh ra đã có Đất Nước
* Đất Nước có trong truyện cổ tích:
+Nhóm từ: “ngày xửa ngày xưa” rấ quen thuộc vì mở đầu trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết….
* Đất Nước là cái gì rất đổi quen thuộc:
+Phong tục tập quán của người Việt Nam. Miếng trầu tượng trưng cho lễ nghi cưới hỏi…
* Đất Nước trưởng thành trong chiến đấu:
+Gắn liền với quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc…
* Đất Nước bắt đầu từ những phong tục tập quán bình thường:
+Hình ảnh giản dị đôn hậu , nguyên sơ: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng…
* Đất Nước bắt nguồn từ c/sống lao động vất vả của cha ông:
+Công lao vất vả khi làm ra hat gạo…
* Nhà thơ khẳng định lại một lần nữa→ “Đất Nước có từ ngày đó”

+Đánh giá chung:Nghệ thuật Nội dung

-Thang điểm đề nghị:Mở bài : 0.5 điểm
Giới thiệu chung :0.5 điểm /Phân tích:Ý 1: 0.5 điểm Các ý còn lại: 4.0 điểm Đánh giá: 1.0điểm Kết luận: 0.5 điểm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét